Nói đến tường nhà thì ai cũng biết rõ và thường xuyên gặp ngoài đời thường. Thế nhưng, có bao giờ chúng ta thắc mắc tại sao vẫn là bức tường mới hôm nào chúng ta thấy vô cùng đẹp mắt, nay lại mốc xanh, mốc đỏ, rạn nứt hay không?
Nếu bạn đọc đang tò mò về vấn đề này, hãy cùng Chống thấm Việt Thái dành ít phút để chúng ta cùng tìm hiểu về cách xử lý chống thấm tường dưới đây nhé.
Giới thiệu
Tường nhà là gì?
Trước tiên, chúng ta cùng xem định nghĩa về tường nhà nhé? Nói một cách gần gũi, tường nhà là một trong các bộ phận cấu tạo nên một công trình. Tường có phương thẳng đứng, vị trí từ nền móng đến mái của công trình, với nhiều chức năng như bao che, ngăn cách giữa các không gian xây dựng với nhau.
Tường là bộ phận đặc biệt quan trọng khi đặt trong tổng thể và đây cũng là hạng mục dễ dàng bị thấm nước như những hạng mục khác của ngôi nhà.
Tình trạng tường bị thấm nước
Bằng mắt thường, chúng ta có thể quan sát được hiện tượng tường bị thấm nước. Khi xuất hiện vết rạn trên tường hoặc trần nhà đọng nước, đó chính xác là dấu hiệu cho thấy tường đã bị thấm nước. Các bọng nước sẽ chảy nhỏ giọt xuống nền sàn, tạo thành từng vũng nước trơn trượt rất nguy hiểm.
Những mảng tường bị thấm nước sẽ gây ra ẩm mốc, dần dần lan rộng khắp toàn bộ công trình. Màu sơn xung quanh các vùng tường bị thấm sẽ đổi màu, nhợt nhạt. Thậm chí, lớp sơn phủ bị bong tróc và rêu mốc xanh xuất hiện. Tình trạng thấm càng lâu thì ngôi nhà càng sụt giảm tính thẩm mỹ.
Thấm tường đặc biệt nguy hiểm hơn vào các ngày mưa to. Những vị trí bị thấm sẽ gây dột khiến không gian sống trong nhà nhớp nháp và bẩn thỉu, ảnh hưởng đến cấu trúc ngôi nhà trong tương lai. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy tường bị thấm nước để tìm ra phương pháp xử lý tường bị thấm:
- Vết nước trên tường: Nếu có vết nước trên tường, đặc biệt là lúc đang mưa hoặc sau khi mưa, đó là dấu hiệu cho thấy tường bị thấm nước.
- Mùi hôi khó chịu: Mùi hôi khó chịu có thể là dấu hiệu cho thấy cần xử lý thấm tường. Khi tường bị thấm, nước sẽ tích tụ và tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu.
- Tường ẩm mốc: Khi tường bị ẩm ướt và xuất hiện nấm mốc (chấm đen hoặc xám), đó là dấu hiệu cho thấy tường bị thấm nước.
- Tường bị thay đổi màu sắc: Khi tường bị thấm, nước sẽ thấm vào những lỗ hổng trên bề mặt tường và khiến màu sắc của tường trở nên đục màu hoặc có vết sẫm màu.
- Tình trạng tường bị thấm nước
Nguyên nhân tường bị thấm
Tường bị thấm nước sẽ gây ảnh hướng tới thẩm mỹ và mất an toàn cho con người. Để khắc phục tường bị thấm, chúng ta cần phải xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Nước ngấm từ dưới lên: Nhiều ngôi nhà thi công nền móng không đúng kỹ thuật, không có lớp bê tông ngăn ngấm nước từ nền đất, hoặc có lớp bê tông song lại lắp đặt thấp hoặc cao quá, khiến nước ngấm ngược lên tường.
- Nước ngấm từ trên xuống: Các ngôi nhà liền kề thường có những khoảng hở nhỏ vài centimet (cm), hoặc khe nhỏ giữa tường nhà xây sau áp sát vào nhà bên cạnh. Các khe hở này rất hẹp, mặt tường ngoài không thể trát phẳng được, vữa không đồng đều, mặt tường không trơn, không khô ráo nên rong rêu phát triển, côn trùng làm tổ… tác động vào bề mặt, tạo ra lỗ rỗ gây ngấm nước. Khi trời mưa, nước từ trên chảy xuống hoặc hắt vào khe hở và ngấm vào mặt trong tường nhà.
- Tường thấm nước ngược: Giữa khe trong và ngoài nhà luôn có sự chênh lệch nhiệt độ. Nhất là mùa lạnh, nhiệt độ ngoài nhà có thể xuống rất thấp nhưng trong nhà thì ấm hơn. Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ ngay trên bề mặt tường trong nhà khi lạnh, lâu ngày tạo ra các vết loang lổ.
- Công trình lâu năm: Nếu nhà được xây từ nhiều năm trước thì tường sẽ rất dễ bị thấm. Không bảo dưỡn hay sửa chữa các công trình lâu năm này sẽ khiến các vết nứt, bong tróc xuất hiện, khiến hơi ẩm thấm sâu vào trong các bức tường, gây nên ẩm mốc và dột nước.
- Thi công sai yêu cầu: Thi công không đúng kỹ thuật sẽ khiến cấu trúc nhà ở bị sai lệch. Tỷ lệ vữa xi măng xây trát không đúng định mức có thể tạo nên khoảng cách rộng giữa những viên gạch, khiến nước thấm vào tường nhanh hơn. Do đó, thi công không đúng kỹ thuật sẽ khiến tường bị thấm nước ngay khi đưa vào sử dụng.
- Thời tiết mưa nhiều: Hầu hết tình trạng thấm dột là do hệ thống máng xối không thoát nước kịp khi chảy xuống. Lượng nước không được đẩy hết qua ống thoát sẽ tràn lên trên mái. Hơi ẩm từ ống thoát dẫn đến các vết nứt trên bề mặt, khiến nước thấm sâu vào bên trong tường.
- Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Sử dụng vật liệu kém chất lượng sẽ khiến bê tông của tường không chắc chắn. Thời tiết nước ta đặc biệt mưa nhiều và nồm ẩm kéo dài, dễ dàng làm cho kết cấu tường bị hư hỏng, dẫn đến thấm nước ở tường nhà.
- Do thợ thi công ẩu, chưa đảm bảo: Thi công kém chất lượng, sử dụng sai vật liệu hoặc đơn giản là không hiểu rõ bản chất của chống thấm. Khi tường nhà mới xây bị thấm nước lại không xử lý tốt khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
- Tình trạng thấm tường do rất nhiều nguyên nhân gây ra
Hậu quả của tường nhà bị thấm nước
Tường bị thấm nước nếu không được xử lý dứt điểm và nhanh chóng có thể gây ra hậu quả thảm khốc như nứt tường gây ra đổ sập công trình. Vì thế, nếu tường nhà bị thấm dột và có vết nứt, hãy liên hệ ngay Chống thấm Việt Thái để được tư vấn miễn phí cách chống thấm vết nứt tường hiệu quả để tránh những hậu quả sau:
- Công trình xuống cấp nhanh chóng: Tường xuất hiện vết nứt ở nhiều nơi sẽ khiến công trình bị xuống cấp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không kịp thời chống thấm. Bong tróc, vết nứt hay thấm dột là những dấu hiệu cho thấy ngôi nhà đang trong tình trạng xuống cấp và ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn khó lường.
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: Tường bị thấm nước làm tăng sự xuất hiện của rong rêu, các vết ố vàng loang lổ làm mất giá trị thẩm mỹ cho công trình.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Sinh sống bên trong ngôi nhà bị nhiễm nấm mốc, thấm dột trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi hít phải không khí gây hại như vậy còn gây ra nhiều nguy cơ các bệnh về đường hô hấp.
- Nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn: Tường bị thấm nước sẽ gây ra nhiều nguy cơ cháy nổ do nước thấm vào vị trí có ổ điện, khiến các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa… hư hỏng. Nước thấm qua tường nhà sẽ gây chập mạch điện không thể sử dụng.
Vì vậy, chống thấm tường nhà (dù là nhà mới xây hay nhà cũ) là điều cần thiết, để đảm bảo tường nhà không bị thấm sau này. Nhiều chủ đầu tư hiện nay hiểu không đúng bản chất của chống thấm và tường bị thấm nước, dẫn đến chỉ sửa chữa khi xuất hiện các dấu hiệu thấm dẫn đến công trình đã bị ảnh hưởng nặng nề. Dù tốn kém chi phí sửa chữa cũng không giúp công trình bền vững như trước khi thấm dột.
Phương pháp chống thấm tường nhà mới xây
Tường nhà mới xây cần được kiểm tra kỹ càng để công tác chống thấm dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan khi chống thấm cho tường mới xây.
Bề mặt tường sau khi được trát cần sử dụng giấy nhám để làm sạch. Có thể sử dụng vật liệu chống thấm tường ngoài với ưu điểm đàn hồi cao, chống thấm nước tuyệt đối, dễ thi công, giá thành thấp mà tuổi thọ sử dụng lại khá cao.
Chống thấm cả trong lẫn ngoài cho tường nhà mới sẽ giúp kết cấu ngôi nhà càng bền bỉ, chắc chắn hơn. Việc áp dụng chống thấm tường ngay khi mới xây sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối, đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, tiền bạc, tránh tốn kém sửa chữa khi tường bị ngấm nước sau này.
Các bước thi công chống thấm tường nhà:
- Bước 1 – Làm sạch bề mặt: Đầu tiên cần loại bỏ bụi bẩn, đất đá trên tường, đảm bảo tường khô để vật liệu chống thấm tường đạt độ bám dính tốt nhất.
- Bước 2 – Quét lớp lót: Việc quét lót giúp làm tăng khả năng liên kết giữa vật liệu chống thấm với bề mặt tường.
- Bước 3 – Tiến hành thi công: Lựa chọn vật liệu chống thấm thích hợp. Nên sử dụng kết hợp các vật liệu chống thấm dạng lỏng có khả năng chống thấm cao, xi măng có tính kết dính và bao phủ cao hoặc phụ gia chống thấm tránh tường bị bong tróc.
- Hình ảnh công trình mới xây được xử lý chống thấm tường bằng vật liệu Silatex Super
Quy trình chống thấm tường nhà cũ
Tương tự chống thấm tường nhà mới xây, quy trình chống thấm tường nhà cũ cần được tuân thủ các bước dưới đây để tăng tính hiệu quả chống thấm.
- Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt tường trước khi chống thấm cần vệ sinh và cạo sạch lớp sơn cũ.
- Bước 2 – Quét lớp lót: Sử dụng chất quét lỏng phù hợp với bề mặt tường cũ sau khi đã vệ sinh.
- Bước 3 – Thi công.
- Trộn vữa chống thấm vào nước sạch rồi dùng máy khuấy cầm tay hoặc máy trộn để trộn đều hỗn hợp trong 5 phút – 8 phút. Trường hợp không có máy khuấy mà phải trộn thủ công, cần trộn kỹ đến khi vữa thành hỗn hợp sệt dẻo đồng nhất. Có thể tăng thêm vữa khô nếu thấy vữa sau khi trộn bị dẻo. Để 5 phút cho phụ gia phát triển rồi mới thi công.
- Dùng bay để thi công thủ công hoặc máy phun vữa đối với công trình lớn. Vữa đã trộn nên sử dụng trong vòng 3 giờ, với điều kiện nhiệt độ từ 5 độ C đến 35 độ C.
- Đặc biệt lưu ý không trộn vữa quá khô hoặc ướt vì sẽ khiến thi công khó hơn và cường độ vữa suy giảm. Nếu tường quá khô thì cần tưới nước lên bề mặt trước khi trát vữa. Còn nếu tường hút nước mạnh, tiếp giáp với bê tông cũ thì phải gia cường lưới thuỷ tinh giữa các lớp vữa. Khi thi công trong thời tiết quá nóng, cần phun nước bảo dưỡng hàng ngày trong vòng 7 ngày.
Quy trình chống thấm tường nhà
Với vai trò và tầm quan trọng của tường nhà, chúng ta cần chống thấm cho hạng mục này kỹ lưỡng để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi chống thấm.
- Xử lý vết nứt (nếu có): Cắt vết nứt theo chiều dọc với độ sâu 1cm – 3cm, sử dụng keo Neotex PU Joint để trám kín các vết nứt.
- Xử lý bề mặt tường cũ, yếu và bong tróc: Đối với bề mặt tường cũ đã bong tróc lớp vữa, cần đục tẩy các phần vữa bong tróc, phồng rộp và dùng vữa có pha thêm Revinex để trát lại. Đối với tường cũ chưa bong tróc, lớp sơn cũ vẫn còn nhưng khả năng chống thấm bị hạn chế, có thể lăn lớp chống thấm Silatex Super lên trên phần sơn cũ.
Bước 2: Chống thấm tường đứng bằng chất quét lót Revinex và Silatex Super
- Trước khi thi công, cần quét trước lớp lót Revinex để ổn định bề mặt, tăng cường độ bám dính và khả năng bao phủ của vật liệu. Lớp lót được pha với nước theo tỉ lệ 1:4.
- Lớp thứ nhất: Khuấy trộn thật đều vật liệu Silatex Super với 5% nước và lăn lớp chống thấm đầu tiên theo định mức khoảng 0.2kg/m2/lớp.
- Lớp thứ 2: Sau khi lớp chống thấm Silatex Super đã khô bề mặt (tầm 24 giờ) thì thi công lớp thứ hai (quét nguyên chất) vuông góc với lớp thứ nhất để vật liệu được phủ kín bề mặt.
- Tùy tình trạng bề mặt công trình thực tế để xác định thi công thêm lớp thứ 3 (nếu muốn).
Để đảm bảo chất lượng công trình, không được thi công trong thời tiết độ ẩm cao, dự báo có mưa hoặc độ ẩm cao trong vòng 48 giờ tiếp theo. Tuyệt đối không thi công ở nhiệt độ trên 50 độ C để tránh chất lượng sản phẩm không phát huy tác dụng tối đa.
- Tường nhà được xử lý chống thấm bằng Silatex Super
Chống thấm tường nhà vệ sinh bằng Revinex Flex U360
Trong những vị trí có sự hiện diện của tường trong ngôi nhà, tường nhà vệ sinh có lẽ là vị trí đòi hỏi phải thi công chuẩn chỉnh hơn cả vì nơi này tiếp xúc quá nhiều với nước. Đối với tường nhà vệ sinh, Chống thấm Việt Thái muốn chia sẻ về vật liệu ưu việt gốc xi măng 2 thành phần mang tên Revinex Flex U360.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường.
Tùy vào trình trạng tường thực tế để có cách xử lý như sau:
+ Tường cũ: Sử dụng chổi sắt hoặc cọ ráp để loại bỏ vết nấm mốc trên tường. Nếu trên bề mặt tường có vết nứt, cần mài sạch rồi dùng bột bả để trám lại.
+ Tường mới: Vệ sinh tường mới sẽ dễ dàng hơn tường cũ. Dùng máy thổi bụi làm sạch bề mặt, đặc biệt là ở khu vực lồi lõm rồi dùng nước sạch làm ẩm bề mặt tường.
Bước 2: Tiến hành thi công.
- Trộn đều hỗn hợp xi măng và cát để trát bo dốc chân tường thật đều. Tiếp theo, pha hỗn hợp vật liệu chống thấm theo đúng định mức rồi khuấy đều hỗn hợp này thành dạng sệt.
- Lấy bay miết hỗn hợp lên vị trí cần xử lý chống thấm. Ở những vị trí phức tạp, cần phải phủ thật đều và kỹ rồi chờ khoảng 2 giờ – 3 giờ mới lớp quét thứ hai vuông góc với lớp trước để tránh bọt khí hình thành gây mất thẩm mỹ.
Bước 3: Nghiệm thu và thử nước.
Khi lớp chống thấm khô, tiến hành thử nước để đảm bảo chất lượng chống thấm đạt yêu cầu.
Tầm quan trọng của chống thấm
Đối với mọi công trình xây dựng, chống thấm đã và sẽ luôn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bức tường nói riêng và tuổi thọ công trình trong suốt thời gian sử dụng nói chung. Vậy tại sao lại nói chống thấm mang tầm quan trọng đối với công trình? Chúng ta hãy lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia của Chống thấm Việt Thái dưới đây.
- Chống thấm sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro có thể xảy ra. Tường nhà không được chống thấm đúng cách sẽ xuất hiện các vết mốc, loang lổ, lâu dần tác động xấu đến cấu trúc, tuổi thọ của công trình. Đặc biệt, chống thấm cho công trình sẽ ngăn ngừa nấm mốc gây hại cho sức khỏe của mọi người.
- Khi có ý định xây dựng hay sửa chữa nhà, hãy ưu tiên chống thấm để đem lại vẻ đẹp cho nội thất, kiến trúc, màu sơn, góp phần gia tăng độ kiên cố và tính bền vững của công trình. Khi chống thấm sớm thì chúng ta sẽ tiết kiệm được chi phí để sửa chữa và khắc phục sự cố sau này.
- Chất chống thấm khi quét lên bề mặt sẽ tạo thành lớp màng ngăn chặn nước xâm nhập. Lớp màng này được liên kết càng chặt chẽ thì càng phát huy được hiệu quả chống thấm.
Thực tế đã chứng minh, nhiều công trình được chống thấm đã đạt độ bền vững hơn hẳn các công trình không được chống thấm. Ngoài ra, chúng ta cần thuê được đơn vị tư vấn – thi công chuyên nghiệp để xử lý triệt để thấm dột cho công trình. Hãy liên hệ với Chống thấm Việt Thái qua hotline 0904 093 533 để công trình của bạn được đảm chống thấm toàn diện nhất ngay từ hôm nay nhé.