Chống thấm Sàn Mái

Chống thấm Mái phủ bảo vệ

chong tham mai phu bao ve

Chống thấm Mái phủ bảo vệ hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình do công trình sau một thời gian sử dụng thường khó tránh khỏi hiện tượng nứt mái, thấm dột. Chống thấm Mái phủ bảo vệ bằng phương pháp phù hợp sẽ đảm bảo công trình luôn bền đẹp và kiên cố theo năm tháng.

1. Mái nhà bị thấm là gì? Hậu quả của việc thấm mái nhà?

Mái nhà bị thấm là gì?

Mái nhà là bộ phận nằm trên cùng của một ngôi nhà, có chức năng bao che và chịu lực. Đây đồng thời là bộ phận tiếp tục của tường và có cấu tạo như một sàn có khả năng chống thấm và cách nhiệt.

Chính những đặc tính như vậy nên mái nhà có thể bị thấm nước – hiện tượng mái nhà bị ẩm ướt với vết loang lổ và ẩm mốc trên trần nhà. Lâu dần, hơi nước ứ đọng và khiến trần nhà bị nhỏ nước xuống bên dưới. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng hơn nếu gặp thời tiết mưa hoặc độ ẩm cao.

Hậu quả khi mái nhà bị thấm:

Tiềm ẩn nguy hiểm chập cháy điện

Tiềm ẩn nguy hiểm chập cháy điện

  • Hệ quả của mái bị thấm nước: Mái bị thấm nước sẽ dễ dàng được phát hiện dựa trên một vài dấu hiệu như vết loang ố trên bề mặt trần và tường nhà. Từ vùng nhỏ bị thấm, nếu không sửa chữa kịp thời sẽ khiến vùng ẩm mốc lan rộng ra toàn bộ bề mặt, gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Ố mốc, phồng rộp lớp sơn tường: Hệ quả đầu tiên khi mái nhà bị thấm nước mà chúng ta có thể thấy rõ, đó là lớp sơn tường bị chuyển màu, vùng tường bị thấm loang ố vàng, dần dần lan rộng và chuyển thành vết ố màu đen. Đây là lúc vi khuẩn nấm mốc phát triển gây hư hỏng bề mặt trần. Ngoài ra, mái thấm nước sẽ làm giảm độ bám dính của lớp nước sơn, màng sơn bị đứt gãy tính liên kết dính với bề mặt. Lớp sơn từ mặt trần bị thấm sẽ bong dần, rơi xuống sàn nhà.
  • Hư hỏng trần giả trang trí: Sự phổ biến của giải pháp trang trí trần giả đã giúp giá trị thẩm mỹ không gian sống được nâng cao. Hiện nay, có hai hệ trần giả phổ biến: Trần nhựa và trần thạch cao. Nếu hệ trần nhựa ít chịu tác động của nước, thì trần thạch cao lại dễ bị thấm nước gây ẩm mốc, vỡ nát hơn. Ngoài ra, chi phí sửa trần thạch cao thường tốn kém gấp rưỡi chi phí thi công làm mới. Thậm chí, trần nhà được trang trí bằng gỗ hay kim loại cũng bị ảnh hưởng khi thấm nước. Nhẹ thì mối mọt, gỉ sét, nặng thì xảy ra các sự cố về điện đối với trần nhà kim loại.
  • Hư hỏng tường – sàn nhà: Mái nhà bị nứt hoặc thủng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước nhỏ giọt xuống. Tình trạng này sẽ gây tai nạn trơn trượt nếu sàn nhà được lát đá hoa. Trường hợp sàn nhà ốp lát gỗ thì tồi tệ không kém vì sàn gỗ thấm nước sẽ gây phồng rộp khiến chúng ta bắt buộc phải thay mới. Những vị trí mép tường trần dễ bị thấm nước chảy xuống sàn qua tường sẽ gây ẩm mốc, phồng rộp và bong lớp sơn tường như lớp sơn trần bị thấm nước.
  • Hư hỏng hệ thống điện và thiết bị lắp đặt sát trần nhà: Hệ thống đường điện hay đường ống thường được lắp đặt âm trần và thiết bị được lắp đặt sát trần nhà như: điều hòa, đèn điện, quạt trần… sẽ bị hư hỏng khi thấm nước. Đồng thời, dễ dàng xảy ra chập điện nguy hiểm cho cuộc sống của chúng ta.
  • Gây nên bệnh hô hấp: Trần nhà bị thấm nước sẽ gây ra mốc trần, bong tróc lớp sơn trần rơi xuống gây mất thẩm mỹ và ô nhiễm, vi khuẩn làm không khí nặng mùi khó chịu và gây bệnh về đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ.

Trần nhà bị thấm nước sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, cản trở cuộc sống và gây bệnh, tốn tiền sửa chữa nhiều hạng mục trong công trình. Đặc biệt, chi phí sửa chữa sẽ tốn kém nhiều lần so với chi phí làm mới từ đầu. Đó là lý do chuyên gia Chống thấm Việt Thái thường nhắc nhở bạn đọc, khi xây dựng nhà nên thực hiện chống thấm hiệu quả và lựa chọn tổ đội uy tín để tránh hư hỏng gây phiền toái, tốn kém thời gian và tiền bạc.

2. Tầm quan trọng của thi công chống thấm mái phủ bảo vệ

2. Tầm quan trọng của thi công chống thấm mái phủ bảo vệ

2. Tầm quan trọng của thi công chống thấm mái phủ bảo vệ.

Mái phủ bảo vệ nếu được thi công chống thấm sẽ mang lại nhiều lợi ích đặc biệt quan trọng. Sau đây, Chống thấm Việt Thái sẽ chia sẻ một số lợi ích độc đáo cho thấy thi công chống thấm là quan trọng như thế nào đối với vai trò bảo vệ mái phủ bảo vệ.

  • Hạn chế nấm mốc, vi sinh vật có hại.

Chống nấm mốc, vi sinh vật gây hại là một trong nhiều đặc tính nổi bật mà vật liệu chống thấm có thể mang lại. Do đó, chống thấm mái phủ bảo vệ sẽ giúp xử lý triệt để vấn đề nấm mốc. Nấm mốc sẽ khiến sàn mái bị suy giảm chất lượng. Công trình nếu bị thấm nước thì nguy cơ nấm mốc là vô cùng cao. Nấm mốc phát tán trong không khí sẽ gây nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ.

  • Bảo vệ toàn diện cho công trình.

Sàn mái khi bị nước thấm có thể gây hỏng hoặc mục nát cấu trúc mái, làm suy yếu hệ thống bê tông, cốt thép và vật liệu khác tạo nên công trình. Chống thấm giúp bảo vệ toàn vẹn công trình từ bên ngoài vào bên trong khỏi hư hỏng và mất giá trị trong tương lai.

  • Gia tăng tuổi thọ của sàn mái.

Chống thấm giúp bảo vệ sàn mái khỏi những yếu tố môi trường gây hư hỏng, từ đó, có thể kéo dài tuổi thọ và tránh tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên.

  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Chống thấm sàn mái ngay từ đầu giúp tránh được nhiều sự cố xảy ra sau này. Khi sàn mái bị thấm nước thì chúng ta chỉ còn giải pháp duy nhất là chi tiền sửa chữa và bảo dưỡng tất cả đồ nội thất bị hỏng do sự cố này tác động tới. Vì thế, chống thấm sàn mái là sự đầu tư đúng đắn giúp chúng ta không bị mất chi phí sửa chữa đắt đỏ như vậy.

3. Nguyên nhân gây thấm dột sàn mái.

Không ai mong muốn sàn mái bị thấm nước hoặc ảnh hưởng của thấm nước khiến kết cấu bị suy giảm, vết ô vàng loang lổ… Thế nhưng, khi đã biết đến giải pháp chống thấm thì nhiều người lại chủ quan, phần vì không hiểu biết rõ, phần vì tiếc tiền. Khi công đoạn chống thấm cho sàn mái bị bỏ qua thì chắc chắn nước mưa sẽ ngấm xuống, gây thấm nước trần nhà.

Thấm dột có thể bắt nguồn từ rạn nứt sàn mái. Là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết, sàn mái sẽ xuất hiện vết nứt do sự thay đổi của nhiệt độ thường xuyên. Mỗi khi gặp trời mưa, nước sẽ len lỏi qua vết nứt này, tạo thành dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà gây ra thấm dột.

Ngoài tác động của nhiệt độ, thời tiết, sai sót trong quá trình thi công cũng gây thấm dột trần nhà. Có thể do thầu thợ tính toán sai kỹ thuật và vật liệu cần dùng, dẫn đến trần nhà xuống cấp và dễ bị thấm dột. Trong một số trường hợp có thể do sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng khi xử lý thấm dột ban đầu. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân khiến mái nhà bị thấm nước để bạn đọc tham khảo và hiểu hơn về tình trạng này.

  • Thấm dột mái:
    • Đây là nguyên nhân phổ biến khiến mái bị thấm nước. Nếu mái nhà bị hư hỏng hoặc không được bảo trì đúng cách, nước mưa có thể thấm vào và làm hỏng kết cấu mái nhà.
    • Hệ thống thoát nước trên mái có thể bị tắc nghẽn bởi lá cây hoặc rác, khiến nước không thể thoát và mái nhà bị thấm nước không lâu sau đó.
  • Ốp lát không đúng chất lượng:
    • Lựa chọn sai lớp ốp lát trên mái nhà hoặc lắp đặt không đúng cách sẽ khiến nước thấm vào và làm hỏng lớp sơn hoặc thạch cao. Đây là tình trạng phổ biến xảy ra khi chúng ta sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng hoặc không phù hợp với yêu cầu thực tế của công trình.
  • Hư hỏng kết cấu:
    • Kết cấu của mái nhà có thể bị hư hỏng do tuổi tác hoặc nhiều yếu tố khác, nước có thể thấm vào và tăng nguy cơ khiến mái nhà bị sụp xuống. Do đó, nếu chúng ta không bảo trì và sửa chữa đúng cách thì tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn, thậm chí khó có thể khắc phục về nguyên hiện trạng ban đầu.
  • Vật liệu kém chất lượng:
    • Sử dụng vật liệu kém chất lượng để xây dựng mái nhà thì mái nhà sẽ nhanh chóng bị hư hỏng và thấm nước. Vì thế, Chống thấm Việt Thái khuyên bạn đọc cần chủ động kiểm tra chất lượng của các vật liệu trước khi sử dụng và tuân thủ đúng quy trình thi công.

4. TOP 4 vật liệu chống thấm sàn mái, sân thượng hiệu quả cao.

Tầm quan trọng của thi công chống thấm mái phủ bảo vệ

Vật liệu chống thấm Acrylic hệ nước, ứng dụng cho tường và mái, độ đàn hồi cao và khả năng chống bức xạ tia cực tím. Silatex Super có những ưu điểm – đặc tính như sau:

  • Đặc tính giãn dài và kết liền vết nứt cao.
  • Khả năng chịu điều kiện khắc nghiệt tốt (bờ biển, khu công nghiệp).
  • Khả năng chịu bức xạ UV tuyệt vời.
  • Thấm hơi nước, cho phép mái “thở”.
  • Bám dính tốt trên nhiều loại nền khác nhau.
  • Tương thích với hệ thống chống thấm chất lỏng cũ.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Thân thiện với môi trường và người sử dụng (gốc nước, một thành phần).
Tầm quan trọng của thi công chống thấm mái phủ bảo vệ

Tầm quan trọng của thi công chống thấm mái phủ bảo vệ

Vật liệu chống thấm Revinex Roof:

Lớp phủ chống thấm Acrylic đàn hồi, silane biến tính, ứng dụng cho mái nhà, với đặc tính bám dính đặc biệt, khả năng chống hấp thụ nước và bức xạ tia cực tím cao. Revinex Roof có những ưu điểm – đặc tính như sau:

  • Chứa silan (phụ gia đặc biệt), bám dính đặc biệt trên các bề mặt khác nhau.
  • Khả năng chống thấm nước và bức xạ UV cao.
  • Khả năng chống chịu trong điều kiện bất lợi (ví dụ: bờ biển, khu công nghiệp).
  • Kết hợp khả năng giãn dài cao với các đặc tính cơ học tuyệt vời.
  • Tương thích với hệ thống chống thấm chất lỏng cũ.
  • Duy trì được đặc tính cơ học trong thời gian dài.
  • Tăng cường và đặc tính kết liền vết nứt.
  • Thân thiện với môi trường và người sử dụng (hệ nước, một thành phần).
Vật liệu chống thấm Revinex Roof

Vật liệu chống thấm Revinex Roof

Vật liệu chống thấm Neoproof PU W:

Vật liệu chống thấm Polyurethane đàn hồi, hệ nước, dành cho mái yêu cầu độ bền cơ học và đặc tính chống thấm vượt trội. Sử dụng Neoproof PU W sẽ hình thành lớp màng không thấm nước, có khả năng chịu tia cực tím và ứng suất cơ học. Neoproof PU W có những ưu điểm – đặc tính như sau:

  • Độ giãn dài và độ bền cơ học cao.
  • Khả năng chống nước đọng tuyệt vời.
  • Đặc tính làm mát mái đã được chứng nhận (đối với sản phẩm màu trắng).
  • Giải pháp chống thấm lý tưởng cho mái có thể đi lại được.
  • Không phồng rộp trên bề mặt trong thời gian đóng rắn.
  • Tăng độ cứng và đặc tính kết liền vết nứt.
  • Có thể thi công khi thời tiết nhiều mây.
  • Thân thiện với môi trường và người dùng (hệ nước, một thành phần).
  • Tuổi thọ lâu bền.
  • Khả năng chống bức xạ UV và điều kiện thời tiết bất lợi lâu dài.
  • Duy trì độ đàn hồi ở nhiệt độ từ -15 độ C đến +80 độ C.
Vật liệu chống thấm Neoproof PU W

Vật liệu chống thấm Neoproof PU W

Vật liệu chống thấm Neoroof:

Lớp phủ chống thấm đàn hồi hỗn hợp ứng dụng cho mái nhà (có thể chịu tia cực tím) với đặc tính phản xạ ánh sáng mặt trời và tán xạ nhiệt cao. Neoroof có những ưu điểm – đặc tính như sau:

  • Duy trì khả năng đàn hồi ở nhiệt độ thấp, không bị nhão dưới nhiệt độ cực cao, giữ được độ trắng theo thời gian.
  • Đặc tính làm mát mái được chứng nhận.
  • Khả năng chống bám bụi bẩn cao, ngăn chặn sự lắng đọng của bụi và chất ô nhiễm trên màng đã đóng rắn.
  • Giữ được độ trắng của màng và đặc tính tiết kiệm năng lượng cao.
  • Không bị dính dưới nhiệt độ cực cao.
  • Khả năng chống bức xạ UV lâu dài và điều kiện thời tiết bất lợi.
  • Duy trì khả năng đàn hồi ở nhiệt độ từ -35 độ C đến + 80 độ C.
  • Thích hợp cho mái có thể đi lại được.
  • Tăng khả năng chống đọng nước.
  • Thấm hơi nước, cho phép mái “thở”.
  • Thân thiện với môi trường và người sử dụng (hệ nước, một thành phần).
  • Giải pháp tiết kiệm do tỷ lệ bao phủ cao.
Vật liệu chống thấm Neoroof

Vật liệu chống thấm Neoroof

Vật liệu chống thấm Revinex Flex U360:

Vật liệu chống thấm gốc xi măng, đa năng, thích ứng cho bê tông, tường xây, dưới lớp gạch ốp lát và các bề mặt khác. Bằng cách trộn lẫn các thành phần của hệ thống, Revinex Flex U360 (thành phần A) với nước hoặc polymer thích hợp (thành phần B) có thể được sử dụng cho nhiều mục đích chống thấm khác nhau, tùy theo yêu cầu đặc thù của hạng mục. Revinex Flex U360 có những ưu điểm – đặc tính như sau:

  • Bám dính tuyệt vời trên nhiều loại chất nền khác nhau.
  • Thấm hơi nước, có đặc tính kết liền vết nứt.
  • Hệ thống chống thấm tích hợp và thích ứng để đáp ứng mọi nhu cầu cụ thể của từng dự án.
  • Độ bền cao.
Vật liệu chống thấm Revinex Flex U360

Vật liệu chống thấm Revinex Flex U360

5. Quy trình thi công chống thấm bằng Revinex Flex U360.

Với những ưu điểm nổi bật nêu trên, sử dụng vật liệu chống thấm Revinex Flex U360 sẽ mang đến nhiều lợi ích nhất định. Dưới đây là các bước thi công Revinex Flex U360 để bạn đọc tham khảo.

  • Chuẩn bị bề mặt:
    • Bề mặt phải sạch sẽ, không chứa thành phần dễ bong tróc, ô nhiễm, dầu mỡ.
    • Bề mặt phải khô toàn bộ và không để đọng nước trước khi thi công chống thấm
  • Kiểm tra dự báo thời tiết: Điều kiện thi công không có mưa trong vòng 3 ngày – 5 ngày.
  • Thi công xử lý cổ ống:
    • Đục vát xung quanh cổ ống, chèn xốp hoặc cốp pha bên dưới cổ ống.
    • Vệ sinh cổ ống rồi quấn thanh trương nở.
    • Thi công đổ vữa Lemax Grout LM-G650.
    • Bơm keo trám khe BS 8620S xung quanh cổ ống.
Thi công xử lý cổ ống

Thi công xử lý cổ ống

Thi công chống thấm với Revinex Flex U360:

  • Vệ sinh và phun nước tạo ẩm bề mặt trước khi thi công (không để đọng nước).
  • Thi công lớp phủ thứ nhất sau khi bề mặt đã được tạo ẩm theo định mức: 1kg – 1.25kg/m2 (sử dụng máy phun hoặc chổi Broom để thi công dễ dàng hơn).
  • Gia cố lưới Gavazzi 0059-A góc chân tường và toàn sàn ngay khi lớp chống thấm thứ nhất còn ướt để gia cường chống chịu xé.
  • Thi công lớp phủ thứ hai sau khi lớp phủ đầu tiên đã thi công được 8 giờ – 10 giờ. Định mức sử dụng: 1kg – 1.25kg/m2.
  • Bảo dưỡng bề mặt chống thấm sau 3 ngày – 5 ngày trước khi ngâm nước kiểm tra hiệu quả chống thấm.
  • Cán vữa phủ bảo vệ và lát gạch bằng keo dán gạch Lemax Ultra Bond,

6. Những lưu ý khi thi công chống thấm mái phủ bảo vệ:

Để mái phủ được chống thấm hiệu quả, ngoài lựa chọn vật liệu chống thấm thích hợp, chúng ta cần tuân thủ quy trình thi công và lưu ý một số điều sau để tránh rủi ro sau này:

  • Chuẩn bị bề mặt chống thấm đúng cách: Bề mặt cần được đục và làm sạch không còn lớp vữa xi măng cũ. Đảm bảo lỗ thoát nước phải được xử lý kỹ để tránh rò rỉ nước.
  • Tuân thủ tỷ lệ pha trộn vật liệu chống thấm: Pha trộn vật liệu chống thấm phải theo tỷ lệ đã được công bố của nhà sản xuất nhằm đảm bảo độ bền và độ kín của lớp chống thấm.
  • Thi công đều tay: Nếu sử dụng màng bitum thì phải trải màng chống thấm đều tay và tránh để bọt khí xuất hiện bên dưới lớp màng. Thi công thật cẩn thận lớp màng để đảm bảo đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
  • Tạo lớp vữa bảo vệ: Sau khi thi công lớp màng chống thấm, chúng ta cần có thêm lớp vữa bảo vệ để tạo dốc cho bề mặt và đảm bảo độ kín. Đồng thời, lớp vữa bảo vệ sẽ giúp tăng độ bền của lớp chống thấm lâu dài.
  • Thử nghiệm và kiểm tra hiệu quả chống thấm: Sau khi thi công, tiến hành ngâm thử nước trong một khoảng thời gian để kiểm tra xem lớp chống thấm còn vấn đề gì không. Nếu không có tình trạng rò rỉ thì tiến hành nghiệm thu để đảm bảo hiệu quả của lớp chống thấm.

Bảo vệ một công trình chưa bao giờ là dễ dàng và thấm dột luôn là thách thức mà nhiều cuộc gọi qua tổng đài 0904 093 533 của Chống thấm Việt Thái thường xuyên tiếp nhận. Không ai mong muốn tình trạng thấm dột xảy ra cho công trình của mình, vì vậy, thi công chống thấm là giải pháp thích hợp nhất để ngăn chặn tối đa tình trạng này.

Trong quá trình thực hiện, bạn đọc có thể theo dõi thêm các bài viết trên website chongtham.vn của Chống thấm Việt Thái để lường trước những tình huống hoặc nguyên nhân xuất phát sự cố thấm dột để kịp thời phát hiện và tìm kiếm đơn vị xử lý khắc phục, tránh để tình trạng này tiếp diễn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nhé.