Ngày nay, nhiều chủ đầu tư lựa chọn xây dựng thêm hệ thống tầng hầm cho các tòa nhà, chung cư nhằm mục đích để xe máy, xe ô tô hay lưu trữ đồ đạc. Một số nơi còn được sử dụng để làm không gian mua sắm và dịch vụ ăn uống. Xu hướng này cũng được nhiều hộ gia đình yêu thích lựa chọn để gia tăng không gian sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều người không chú trọng đến chống thấm vách tầng hầm hoặc các công trình dưới lòng đất mà không biết rằng, chống thấm tầng hầm sẽ quyết định rất lớn tới tuổi thọ và sự vững chãi của một công trình. Bản thân tầng hầm là một hạng mục vô cùng quan trọng mà nếu không chú ý khi thi công thì tình trạng thấm sẽ gây nhiều tác hại cho công trình sau này.
Đối với hạng mục nằm “dưới cùng” của một công trình, chúng ta cần phải quan tâm đến việc chống thấm cho nó, từ chống thấm sàn tầng hầm đến chống thấm vách tầng hầm để giúp ngăn ngừa thấm nước, sự xuống cấp sau thời gian sử dụng sẽ mang lại những rủi ro khó lường.
Bản chất của việc chống thấm tầng hầm
Chống thấm tầng hầm không ngoài mục đích bảo vệ cấu trúc và không gian khu vực tầng hầm không bị nước ảnh hưởng, đặc biệt là khi mưa lớn hay lũ lụt. Do tính năng của tầng hầm là để làm bãi đỗ xe hoặc chứa đồ đạc, nên việc phải đảm bảo khu vực này khô ráo và an toàn là vô cùng thiết yếu.
Chống thấm tầng hầm giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào trong bằng việc chọn các vật liệu xây dựng phù hợp có khả năng chống thấm nước hiệu quả. Ngoài ra, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống thoát nước cũng đòi hỏi kỹ thuật cao để nước mưa hoặc nước ngầm được dẫn đi hiệu quả, tránh gây nên áp lực cho tầng hầm.
Đồng thời, cần tổ chức kiểm tra thường xuyên hạng mục tầng hầm (vách, sàn, tường, trần…) để phát hiện ra những vết nứt, lỗ rỗ nhỏ hoặc tình trạng thấm dột kịp thời để đưa vào sửa chữa ngay, tránh việc thấm nước trở nên trầm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết tầng hầm bị thấm
Trong một công trình tầng hầm, những dấu hiệu thường thấy sau đây sẽ cho chúng ta biết tình trạng thấm dột đã xảy ra. Đầu tiên là các vết loang lổ trên bề mặt, lâu dần sẽ làm bong tróc các lớp vữa, sơn, tường bị sùi lên. Các vết đọng nước và nấm mốc hiện ra trên bề mặt tầng hầm hoặc vách hầm. Sau những cơn mưa lớn, hầm sẽ xuất hiện các vũng nước lớn gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến vai trò của tầng hầm.
Ngoài ra, ẩm mốc xuất hiện lâu ngày sẽ khiến cho không khí ám mùi khó chịu, gây nên các bệnh về hô hấp, da liễu…, ảnh hưởng cho sức khỏe của con người.
Nguyên nhân tầng hầm bị thấm
Tầng hầm bị thấm dột không còn là điều xa lạ khi chúng ta đi vào nơi gửi xe của mỗi tòa nhà. Và để khắc phục hiệu quả tình trạng này, cần phải hiểu rõ nguyên nhân vì sao tầng hầm bị thấm.
- Do áp lực nước dưới đất. Khi mực nước ngầm tăng cao do mưa lớn hay lũ lụt, áp lực nước sẽ khiến nước xâm nhập vào tầng hầm qua những khe nứt hoặc lỗ trong cấu trúc hạ tầng.
- Bên cạnh đó, nếu hệ thống thoát nước không hoạt động hiệu quả hoặc tường và sàn có nhiều lỗ, vết nứt thì mưa lớn sẽ dẫn đến tình trạng thấm nước.
- Sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc thi công không đúng kỹ thuật sẽ khiến nguy cơ thấm nước trong tầng hầm tăng cao. Bên cạnh đó, việc hệ thống thoát nước nếu không được lắp đặt đúng cách cũng sẽ gây nên tình trạng tầng hầm bị thấm.
- Do lớp chống thấm ban đầu hoạt động kém hiệu quả sau một thời gian đi vào sử dụng.
- Quá trình đổ bê tông kém chất lượng tạo ra độ rỗng và sẽ gây thấm sau này. Thậm chí, khi đổ vật liệu quá cao xuống, các tầng đá sẽ tập trung thành một đống mà không có vữa xi măng. Điều này khiến cho bê tông sẽ hiện ra các lỗ tổ ong, lỗ rỗng.
- Quá trình thi công công trình có tầng hầm thì phải đào sâu xuống lòng đất, vô tình có thể chạm vào các mạch nước ngầm gây nên nguy cơ bị thấm nước.
Các vị trí gây thấm tầng hầm
- Thấm mạch ngừng: Đa số những công trình bị thấm từ vị trí này. Điều này có thể xảy ra khi đổ bê tông không liên tục khiến rỗng mạch giới hạn, hoặc do vị trí mạch ngừng không được lắp đặt thanh trương nở hay băng cản nước. Công nghệ đổ bê tông cũ cũng dễ gây ra vấn đề khó khắc phục.
- Thấm khe co giãn: Điều này do việc đổ ghép bê tông để tạo ra các khe để bê tông thở. Đây là vị trí mà nước có thể thấm qua để đi vào bề mặt nền.
Lợi ích của chống thấm tầng hầm
Đối với các tòa nhà cao tầng hoặc hộ gia đình, tầng hầm là nền móng giúp công trình có kết cấu vững chắc nhằm phục vụ nhiều mục đích như để xe, kinh doanh dịch vụ hoặc lưu trữ hàng hóa (làm kho chứa hàng). Tầng hầm nếu được chống thấm chất lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Ngăn chặn thấm nước: Thấm nước là một trong các vấn đề nghiêm trọng thường gặp. Chống thấm giúp ngăn chặn sự thấm nước gây ra ẩm mốc và gây hại cho sức khỏe của con người.
- Bảo vệ cấu trúc: Chống thấm giúp bảo vệ cấu trúc tường, móng, sàn và mái trước những tác động từ môi trường và thời tiết khắc nghiệt nhằm gia tăng tuổi thọ sử dụng. Chống thấm sẽ giúp bảo vệ công trình khỏi nước mưa, nhiệt độ cao và tia UV, tránh những chi phí sửa chữa không đáng có.
- Giảm nguy cơ ẩm mốc và vi khuẩn: Ẩm mốc và vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi nhờ sự ẩm ướt và độ ẩm cao. Chống thấm giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại bằng cách tạo ra lớp phủ chống thấm, giúp công trình đảm bảo tính thẩm mỹ, không gian sống sạch sẽ và an toàn cho con người.
- Tăng cường tính bền vững: Chống thấm giúp tăng cường tính bền vững của kết cấu, bảo vệ tường và sàn tầng hầm khỏi sự mài mòn do tác động của thời tiết và thời gian.
- Gia tăng giá trị tài sản: Chống thấm là giải pháp bảo vệ tài sản hiện tại và tương lai, tránh những sự cố chập điện do ẩm ướt làm hư hại các vật dụng, tài sản cất giữ.
Báo giá chống thấm tầng hầm
Với những lợi ích của chống thấm hầm nêu trên, việc thiết kế thi công chống thấm cho hạng mục tầng hầm là công việc vô cùng cấp thiết. Bảng dưới đây sẽ tóm tắt giá thành một số phương pháp chống thấm hầm bằng màng chống thấm và chất chống thấm dạng lỏng các gốc…
STT | Hạng mục |
Đơn giá (VNĐ) |
1 | ❎Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng | 💧136.000đ/m2 |
2 | ❎Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính | 💧90.000đ/m2 |
3 | ❎Chống thấm tầng hầm bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần | 💧40.090đ/kg |
4 | ❎Chống thấm tầng hầm bằng vật liệu chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu | 💧58.000đ/kg |
5 | ❎Chống thấm tầng hầm bằng vật liệu chống thấm gốc Polyurea | 💧336.000đ/kg |
Bảng giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để được tư vấn chi tiết giá dịch vụ, Quý khách hàng hãy liên hệ đến hotline 0904 093 533 của Siêu thị chống thấm.
Các phương pháp chống thấm tầng hầm
Đối với các hạng mục quan trọng trong một công trình xây dựng, đặc biệt là tầng hầm, việc chống thấm cần được thực hiện một cách bài bản để giúp công trình hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm tầng hầm được nhiều tổ đội thầu thợ sử dụng từ trước đến nay.
Chống thấm hầm bằng màng khò nóng (Bitunil)
Màng khò nóng Bitunil được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và Atactic Polypropylene, bên trong màng được gia cố bằng lưới polyester, phù hợp chống thấm khu vực ẩm ướt, sân thượng hoặc công trình ngầm.
Thi công chống thấm bằng màng khò nóng là dùng nhiệt làm nóng chảy lớp nhựa rồi dán xuống bề mặt cần xử lý chống thấm.
- Màng khò nóng Bitunil có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi:
- Độ bền kéo, khả năng chống rách, chống đâm thủng và giãn dài đặc biệt.
- Thi công đúng kỹ thuật giúp tuổi thọ chống thấm lên tới hàng chục năm.
- Có khả năng chịu nhiệt, kháng tia tử ngoại, tia UV.
- Thích ứng tuyệt vời khi nhiệt độ xuống mức lạnh.
- Khả năng chống thấm cao thậm chí trong môi trường áp suất hơi nước lớn.
Sử dụng màng chống thấm khò nóng cần thực hiện quy trình chống thấm chuẩn chỉ, các mép màng cần được xử lý để tránh vết hở sẽ khiến nước thấm vào từ đây.
Chống thấm hầm bằng vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần
Trên thị trường có nhiều sản phẩm chống thấm với thành phần khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau của các công trình. Một trong những sản phẩm phổ biến chính là chống thấm gốc xi măng 2 thành phần (Thành phần A là polymer và thành phần B là xi măng).
Sản phẩm chống thấm gốc xi măng thích ứng cho bê tông, tường xây và nhiều bề mặt khác. Đặc biệt lý tưởng cho chống thấm tầng hầm, tường và hầm. Chống thấm mặt trong của tường và sàn tầng hầm giúp chống áp suất nước âm nhẹ, chống thấm và bảo vệ tường ngoài chìm dưới mặt đất.
Vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần được cải tiến liên tục nhằm đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Sản phẩm có những ưu điểm như sau:
- Độ bền cao phù hợp cho chống thấm các vị trí chịu tác động thường xuyên của nước.
- Chống thấm giúp tăng khả năng chống ăn mòn, trầy xước.
- Độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ cao.
- Thân thiện với môi trường, đa dạng màu sắc.
- Dễ dàng thi công trên bề mặt bê tông ẩm ướt, độ bền màu cao.
Chống thấm hầm bằng vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu (Neopress Crystal)
Sản phẩm có đặc tính nổi bật là khả năng thẩm thấu và phản ứng với hơi ẩm, tạo ra các tinh thể không hòa tan giúp lấp đầy và trám kín các lỗ rỗ trên bề mặt. Từ đó, tạo ra lớp chống thấm nước và chống ăn mòn, bảo vệ công trình hoàn hảo khỏi tác động của nước, không bị ẩm mốc, thấm dột.
Sản phẩm phù hợp cho chống thấm bể nước, giếng, tầng hầm, tường, hầm… nhờ khả năng chống chịu áp suất thủy tĩnh âm và dương cùng khả năng kết liền khe nứt, khe rỗng.Vật liệu dạng tinh thể thẩm thấu có nhiều ưu điểm tuyệt vời như sau:
- Ưu điểm hàng đầu của dòng sản phẩm này là có thể chống thấm ngược tầng hầm và thuận.
- Thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm.
- Thi công chống thấm thuận tiện, dễ dàng cho nhiều loại kết cấu có tuổi thọ cao lên tới 25 năm.
- Không cần lớp phủ bảo vệ, không bắt cháy.
- Bám dính hoàn toàn bên trong của bê tông, bịt kín các vết nứt nhỏ co ngót.
- Có thể sử dụng cho bê tông còn tươi hoặc bê tông ẩm ướt.
Quy trình chống thấm tầng hầm bằng một số phương pháp phổ biến
Quy trình chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Ở nội dung trên, chúng tôi đã giới thiệu sơ qua một số phương pháp chống thấm tầng hầm được sử dụng rộng rãi hiện nay. Với nguy cơ thấm nước rất cao, tầng hầm bị ẩm ướt sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của hạng mục này. Đó là lý do chúng ta cần thi công chống thấm tầng hầm kịp thời, triệt để nhằm hạn chế các rủi ro sau này.
Thi công chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng.
Yếu tố sống còn quyết định đến chất lượng hoàn thiện của công trình chống thấm nằm ở kỹ thuật thi công. Để thi công được đảm bảo cần tuân thủ một quy trình chuẩn xác. Dưới đây là quy trình chống thấm hầm bằng màng khò nóng mà chúng ta cần quan tâm.
Bước 1. Vệ sinh bề mặt:
- Sử dụng các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng để làm cho bề mặt sạch sẽ, bằng phẳng.
- Trám vá vết lõm và đục bỏ các lớp vữa khô còn lại trên bề mặt công trình do thợ xây dựng không dọn dẹp trước đây.
Bước 2. Quét lớp lót tạo dính:
- Sử dụng chổi quét/ lăn để quét lớp lót tạo nên sự bám dính trên bề mặt. Chú ý quét dàn mỏng, đều và kín bề mặt công trình cần thi công. Khi quét lót xong cần chờ cho lớp lót khô thì mới dán màng.
Bước 3. Thi công dán màng:
- Kiểm tra toàn bộ bề mặt cuộn màng trước khi dán và úp bề mặt để khò (hoặc dán đối với màng tự dính) úp xuống dưới.
- Đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm, trải đều ra và chuẩn bị dụng cụ đèn khò sẵn sàng.
- Cuộn ngược lại cuộn màng nhưng không được thay đổi các hướng đã định. Sau đó, từ từ trải ra và sử dụng đèn khò dùng gas để làm nóng chảy bề mặt.
- Dùng đèn khò hơ ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt dính bên dưới màng. Đốt và dán phần màng đã khò xuống bề mặt. Thao tác các bước cần nhanh chóng để đạt hiệu quả cao. Lưu ý, hơ lửa đều tay để tránh màng bị cháy thủng.
- Sử dụng con lăn gỗ hoặc lực chân để ép phần màng đã khò dính chặt lên bề mặt sao cho hiện tường bọt khí không còn ở dưới lớp màng.
Bước 4. Thi công tạo lớp bảo vệ
Bất cứ sản phẩm màng chống thấm nào cũng cần làm lớp bảo vệ sau khi thi công để tránh làm rách, hỏng màng do quá trình vận chuyển dụng cụ hay thiết bị.
Thi công bằng màng khò nóng đòi hỏi khá cao về tay nghề thầu thợ. Ngoài ra, quá trình chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng cần lưu ý những điều sau:
- Tại vị trí chồng mép: Dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng sau đó dùng bay miết mạnh làm kín phần tiếp giáp.
- Tại các vị trí xung yếu: Cần chú trọng gia cố các điểm như: Góc tường, khe co giãn và cổ ống. Việc xử lý các vị trí này sẽ giúp kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ của màng.
- Đối với các bong bóng khí: Đâm thủng các bong bóng khí xuất hiện sau khi thi công. Sau đó, dán đè tấm màng khác lên với biên độ chồng mí là 5cm – 10cm.
Quy trình thi công chống thấm với vật liệu tinh thể thẩm thấu (Neopress Crystal)
Chống thấm hạng mục tầng hầm gồm rất nhiều vị trí chống thấm khác nhau, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với kết cấu của tầng hầm. Chống thấm thuận tầng hầm (chống thấm vách tầng hầm từ bên ngoài), chống thấm ngược tầng hầm (chống thấm vách trong tầng hầm) hay chống thấm sàn đáy tầng hầm…
Bước 1. Chuẩn bị bề mặt:
Mặt nền trước khi thi công cần phải dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, không bám dầu mỡ, bụi đất hay các vật liệu bám dính kém và phải được tạo ẩm vừa đủ.
Sử dụng tia nước áp lực cao và thiết bị phun để làm sạch, loại bỏ vữa hồ bên trên.
Sửa chữa các lỗ hổng hoặc khuyết mật trên bề mặt bê tông bằng Revinex và Neorep.
Bước 2. Pha trộn vật tư:
Đổ sản phẩm Neopress Crystal vào nước theo tỷ lệ 25kg : 7.5kg, dùng máy khuấy tốc độ chậm để trộn cho đến khi hỗn hợp nhuyễn và không còn vón cục.
Trong thời gian thi công, cần kéo dài thời gian khô và nhiệt độ cao sẽ rút ngắn lại. Vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng, cần tạo ẩm lớp phủ sau khi thi công để tránh mất nước và nứt.
Bước 3. Thi công chống thấm.
Dùng chổi quét hoặc phun đối với lớp Neopress Crystal thứ nhất. Sau khi lớp thứ nhất khô (khoảng 6 giờ tùy điều kiện thời tiết), tiến hành quét lớp thứ hai ngược chiều với lớp thứ nhất. Cần chú ý giữ ẩm cho lớp thứ nhất để đảm bảo khả năng bám dính tốt và liên kết với lớp thứ hai.
Pha thêm 4kg Revinex với 4kg nước và đổ đều thùng sản phẩm Neopress Crystal vào trong trường hợp cần độ dẻo.
Thi công chống thấm tầng hầm bằng vật liệu gốc xi măng 2 thành phần
Tuân thủ đúng quy trình thi công sẽ giúp chống thấm tầng hầm bằng vật liệu gốc xi măng 2 thành phần đạt được hiệu quả cao.
Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ
- Thi công chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng cần có đủ găng tay cao su, quần áo bảo hộ, khẩu trang, máy khuấy trộn và những dụng cụ thi công cần thiết khác.
Bước 2. Vệ sinh bề mặt trước khi thi công
- Bề mặt phải khô, sạch bụi, dầu mỡ và bằng phẳng. Sữa chữa các lỗ hổng và khuyết tật bằng chất quét lót Revinex.
- Bề mặt xốp cần được làm ướt, bề mặt không xốp thì phải khô.
- Quét lót bằng hỗn hợp Revinex và nước theo tỷ lệ 1:3. Loại bỏ hết nước thừa trước khi thi công.
Bước 3. Chuẩn bị hỗn hợp
- Đổ đều hai thành phần vào và trộn bằng máy khuấy tốc độ chậm đến khi đồng đều, tránh khuấy nhanh sẽ sinh ra bọt.
- Lăn/ quét hỗn hợp kể trên lần lượt từng lớp với độ dày từ 1mm – 1.5mm mỗi lớp. Thời gian chờ khô của mỗi lớp trong khoảng 8 giờ đến 10 giờ.
Được thành lập từ năm 2004 với mục tiêu mang tới những giải pháp thi công chống thấm tối ưu cho mọi hàng mục công trình, Chống thấm Việt Thái còn được biết đến với hệ thống Siêu thị chống thấm trên toàn quốc, chuyên cung cấp các vật liệu chống thấm và hóa chất xây dựng từ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như: Lemax, Bossil, Bitumode, Neotex, Bitunil…
Trải qua hơn 2 thập niên nỗ lực phát triển, Chống thấm Việt Thái tự hào đồng hành cùng các khách hàng trước những thách thức về thấm dột của các công trình. Ngoài năng lực cung cấp vật liệu đã được kiểm chứng, các dịch vụ của Chống thấm Việt Thái bao gồm tư vấn thi công các công trình liên quan tới chống thấm, sửa chữa, xử lý các hạng mục thấm dột trên toàn quốc.
Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình đầy đủ, khoa học, Chống thấm Việt Thái chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc chống thấm cũng như cung cấp vật liệu xây dựng.
Cám ơn sự tin tưởng và lưu tâm mà Chống thấm Việt Thái đã nhận được trong nhiều năm qua. Vui lòng truy cập website chính thức của Chống thấm Việt Thái tại https://chongtham.vn/ để biết thêm chi tiết.