Tốc độ xây dựng nhiều năm trở lại đây đang phát triển một cách chóng mặt. Những tòa nhà, căn hộ chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà xưởng, khách sạn, trường học đến nhà dân… mọc lên san sát nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở và dịch vụ thiết yếu. Chính sự phát triển này góp phần khiến dịch vụ chống thấm trở nên vô cùng quan trọng.
Nhiều công trình đã có dấu hiệu xuống cấp bởi những lý do như địa thế đất, thời tiết ngày càng thất thường, không gian sống chật hẹp khiến môi trường xung quanh trở nên ẩm ướt, xây dựng không đúng kỹ thuật, tần suất sử dụng các hạng mục quá thường xuyên… dẫn đến tình trạng thấm nước.
Vai trò của sân thượng
Một trong những hạng mục dễ bị “tổn thương” nhất trong mọi công trình xây dựng do ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố ngoại cảnh (thời tiết nắng, mưa) là sân thượng. Đây là khoảng không gian các gia đình dùng để phơi đồ, trồng cây, trồng rau hoặc hóng gió, tập thể dục. Với những gia đình nằm sâu trong ngõ hẹp, việc có một sân thượng rộng rãi không khác gì món quà quý giá.
Vì thế, gìn giữ món quà này không bị thấm dột là nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó, chống thấm sân thượng sao cho hiệu quả là một vấn đề được nhiều chủ đầu tư/ chủ nhà đặc biệt lưu tâm.
Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm, dột
Sự tác động trực tiếp từ thời tiết nắng, mưa thất thường sẽ gây ra tình trạng thấm dột cho sân thượng, khiến công trình bị ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ và trên hết là gây mất an toàn. Quan trọng hơn, thấm dột từ sân thượng sẽ lan nhanh xuống các hạng mục/ vị trí bên dưới của công trình.
Bằng mắt thường, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện việc sân thượng bị thấm dột như sau:
- Bề mặt nền xuất hiện các vết chân chim, vết nứt rộng theo thời gian.
- Mặt bê tông trên sân thượng không còn bằng phẳng, xuất hiện sủi bong bóng mỗi khi gặp mưa.
- Bề mặt sân thượng có biểu hiện nghiêng, lún, gạch bị vỡ (với sàn sân thượng lát gạch) hoặc không còn lớp xi măng bám dính (với sàn sân thượng được đổ bê tông).
- Bề mặt dưới sân thượng có các đường nước chảy rỉ xuống, các vết nứt xuất hiện dày đặc, các vết ố vàng hoặc ẩm đen trên bề mặt nền.
- Bề mặt sân thượng xuất hiện nhiều rêu mốc gây ra mùi ẩm ướt khó chịu.
- Vật dụng lắp đặt trên sân thượng bị hư hỏng – một phần do ẩm ướt gây ra nên cũng được coi là dấu hiệu cần kiểm tra xem sân thượng có bị thấm nước hay không.
Hiện tượng nứt sàn bê tông
Những vết nứt sàn bê tông của một công trình được xem là vấn đề vô cùng phức tạp. Không chỉ sàn sân thượng mà sàn của nhiều vị trí khác như sàn ban công, tầng hầm, tầng trệt… đều có thể gặp phải hiện tượng này. Những vết nứt sẽ gây ra thấm dột cho công trình, bởi vậy, chúng ta cần phải xem xét các nguyên nhân sau để có thể phòng tránh, xử lý triệt để tình trạng này.
Nứt sàn bê tông do sự co ngót của bê tông
Khi nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông sẽ khiến bề mặt trên cùng của sàn bê tông thoát nước – khô nhanh hơn so với phần đáy, dẫn đến hai mặt của sàn biến dạng khác nhau và sinh ra lực kéo lẫn nhau. Hiện tượng co ngót này xảy ra phổ biến hơn ở những nơi có điều kiện thời tiết thất thường, nắng, gió hoặc độ ẩm thấp.
Để hạn chế sự co ngót này, chúng ta cần bảo dưỡng bê tông đúng cách bằng việc giữ ẩm bề mặt nền. Có thể sử dụng vải bố, thảm hoặc khăn ướt trên bê tông và tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho các vật liệu này. Ở một số sân thượng có diện tích rộng, chủ đầu tư còn lắp đặt hệ thống phun sương tự động để giúp mặt nền được ẩm.
Một giải pháp khác hiện nay được sử dụng phổ biến đó là các vật liệu chống thấm dạng lỏng, phụ gia bê tông để làm chậm quá trình bốc hơi nước.
Nứt sàn bê tông do lún
Hiện tượng lún sẽ xảy ra khi nền móng của một công trình bị dịch chuyển. Đặc biệt, những công trình bị nứt do lún móng được coi là nghiêm trọng nhất. Việc lún này có thể do lèn nền đất chưa đủ độ chặt hoặc do đất nền bị xói mòn.
Nhiều công trình được xây dựng trên nền đất quá yếu song lại không được tư vấn, xử lý hoặc bỏ qua điều này. Ví dụ như công trình nhà dân dụng ở khu vực có nhiều cây cối lớn xung quanh, nếu hệ thống móng không được đào sâu thì rễ cây có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng nứt lún.
Nứt sàn bê tông do vật liệu, khuyết tật trong bê tông
Sàn bê tông có thể bị gãy nứt được giải thích cơ bản từ phản ứng hóa học như sau. Trước tiên, bản chất bê tông có chứa những cốt liệu xi măng không tương thích. Các đơn vị cung cấp bê tông chính hãng, chất lượng sẽ biết kiểm soát vấn đề này nên chúng ta không cần quá quan tâm. Vì thế, việc mua sản phẩm chính hãng được coi là một giải pháp để tránh thấm dột cho công trình.Ngoài ra, cách đầm bê tông của thợ xây dựng có thể gây ra hiện tượng gãy nứt bê tông.
Nứt sàn bê tông do cốt thép bị ăn mòn
Hiện tượng ăn mòn xảy ra khi bê tông chứa cốt thép bị ướt và tiếp xúc với ô-xy do các vết nứt nhỏ phát triển trong bê tông và nước thấm vào. Cốt thép bên trong khi tiếp xúc với nước sẽ bắt đầu rỉ sét. Hiện tượng rỉ sét càng mở rộng thì thanh cốt thép bên trong càng dễ dàng biến dạng, đẩy bê tông ra và hiện tượng nứt xuất hiện.Giải pháp phòng ngừa vấn đề này là xử lý vết nứt nhỏ trước khi chúng phát triển thành các vết nứt lớn.
Nứt sàn bê tông cho thiếu khả năng chịu lực
Sàn bê tông có thể chịu một mức tải trọng nhất định. Giống như một chiếc xe ô tô được sản xuất để chở một lượng người nhất định ngồi bên trong hoặc một lượng đồ đạc. Trong xây dựng, điều này được coi là thường gặp do nhiều chủ đầu tư/ chủ nhà tự ý thay đổi công năng của công trình hoặc tăng tải trọng của sàn bê tông cao hơn thiết kế ban đầu.
Điều này không có nghĩa là không được thay đổi công năng. Mà có thể thay đổi trong giới hạn cho phép để không gây nứt bằng cách kiểm định và gia cường cho kết cấu để công trình đủ khả năng chịu tải trọng mới so với ban đầu.
Trên đây là những nguyên nhân về mặt kỹ thuật của sản phẩm hoặc công trình. Ngoài ra, vấn đề sân thượng bị nứt còn có thể do không chống thấm hoặc chống thấm không đúng sản phẩm, sai lệch quy trình kỹ thuật (không thử nước, kiểm tra trước khi lát gạch đối với sàn mái có lát gạch…), hoặc thậm chí do hệ thống thoát nước của sân thượng bị đọng nước. Ngoài ra, việc không bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên đối với các công trình lâu năm có thể gây ra tình trạng này.
Nhận biết nguyên nhân gây nên nứt sàn bê tông giúp chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và tìm ra giải pháp để có thể khắc phục tình trạng này. Chúng tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh với bạn đọc, sân thượng bị nứt gãy là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và phải xử lý triệt để, không được chần chừ.
Tác hại thường trực khi sàn sân thượng bị thấm
Thấm dột ở bất cứ vị trí nào trong một ngôi nhà cũng đều có hại, và ở sàn sân thượng cũng không ngoại lệ. Dưới đây là các tác hại mà chúng tôi muốn bạn đọc hiểu rõ vì sao tình trạng thấm phải được can thiệp nhanh chóng.
- ⭐Công trình bị xuống cấp do thấm, kết cấu sắt rỉ sét.
- ⭐Gây trơn trượt do nước có thể thấm chảy xuống sàn nhà.
- ⭐Mất thẩm mỹ khi bề mặt trần, tường bị ố vàng, ố đen.
- ⭐Giảm giá trị của công trình do sự xuống cấp.
- ⭐Gây hư hại cho các đồ dùng, vật dụng bên trong công trình.
- ⭐Đe dọa sự an toàn và sức khỏe của những người sống bên trong công trình.
Chính vì vậy, khi sàn sân thượng bị thấm dột thì trần nhà và tường nhà sẽ là những vị trí bị ảnh hưởng trực tiếp. Công trình sẽ mất thẩm mỹ, thiếu an toàn và tuổi thọ sử dụng sẽ giảm nhanh.
Vì sao phải chống thấm sân thượng?
Trước những hậu quả khôn lường có thể xảy đến bởi tình trạng thấm dột sân thượng, chúng ta nên thực hiện chống thấm sân thượng để đảm bảo tính an toàn và bền vững cho công trình.
- Tăng độ bền và tuổi thọ: Đây là đích đến quan trọng nhất mà mọi quyết định liên quan đến chống thấm phải hướng đến. Chống thấm giúp ngăn chặn nước gây thấm dột cho công trình, từ đó làm gia tăng sự kiên cố và tuổi thọ của ngôi nhà.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Chống thấm giúp công trình được khoác thêm lớp áo bảo vệ để ngôi nhà không bị ẩm mốc, loang lổ.
- Giảm chi phí sửa chữa: Đầu tư từ ban đầu sẽ giúp tránh được chi phí cải tạo, sửa chữa khi ngôi nhà bị thấm cũng như tránh được lo âu không đáng có.
- Nâng cao giá trị tinh thần: Chống thấm giúp công trình bền đẹp, bảo vệ kiến trúc không bị ảnh hưởng, giúp những người sống trong ngôi nhà luôn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng.
Những “giá trị nhận về” nêu trên chắc chắn càng khẳng định chống thấm là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững cho công trình.
Lợi ích của chống thấm bài bản và chống thấm bằng vật liệu chuyên dụng
Để khắc phục thấm dột thì cần phương pháp chống thấm hiệu quả. Tuy nhiên, để có phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả thì cần hiểu rõ tình trạng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn đọc không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Chống thấm Việt Thái để chúng tôi tư vấn từng bước và hỗ trợ xử lý dứt điểm tình trạng không mong muốn này.
Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ điểm tên những lợi ích của việc chống thấm sàn mái.
- Công trình được thi công chống thấm triệt để và hiệu quả sẽ ngăn không cho nước mưa thâm nhập vào kết cấu vật liệu. Nghĩa là các tình trạng nấm mốc, rong rêu bám hoặc các khe hở/ lỗ nhỏ sẽ khó xuất hiện, giúp công trình luôn bền vững với thời gian.
- Chống thấm giúp lấp đầy vết nứt do hiện tượng bê tông co lại khi trời lạnh và vết nứt rộng dần ra dưới điều kiện thời tiết thất thường kéo dài.
- Bảo vệ nội thất ngôi nhà không bị ảnh hưởng bởi thấm nước gây ra.
- Đảm bảo sức khỏe của con người khi chống thấm giúp giảm tình trạng nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi do hiện tượng hơi ẩm xâm nhập vào bên trong công trình. Đặc biệt là các gia đình có người già và trẻ em sinh sống, các vấn đề sức khỏe về hô hấp sẽ dễ dàng tác động và gây ảnh hưởng.
- Tiết kiệm kinh tế và chi phí cho chủ nhà khi không phải mất tiền sửa chữa, xử lý thấm dột.
Các vật liệu chống thấm phổ biến
Xu hướng sống xanh và thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến, việc sử dụng các sản phẩm hóa chất chống thấm không còn được đánh giá cao. Do đó, phương pháp chống thấm bằng vật liệu dạng lỏng hiện nay đang được đại đa số các tổ đội thầu thợ và chủ đầu tư tin dùng.
Vật liệu chống thấm dạng lỏng có những ưu điểm nổi bật và tiện dụng hơn các vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư và thầu thợ vẫn chọn lựa các phương pháp khác vật liệu này.
- Sơn chống thấm: Là vật liệu được thi công ở bên ngoài bề mặt sàn, tường hoặc sân thượng. Sơn chống thấm sân thượng hay sàn mái có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng khắt khe trong việc lựa chọn màu sắc phù hợp với ngôi nhà của mình.
- Màng chống thấm: Là vật liệu phổ biến hàng chục năm trở lại đây. Màng chống thấm chủ yếu có hai dạng: Màng khò nóng và màng tự dính. Tuy nhiên, màng chống thấm nhìn chung chỉ có tác dụng ngăn ngừa nước thấm xuống từ sân thượng. Còn các vị trí như mép tường, cạnh góc thì hiệu quả chống thấm bằng màng không được đánh giá cao. Ngoài ra, tính thẩm mỹ là điểm trừ của dạng vật liệu này.
- Phụ gia chống thấm: Về cơ bản là sản phẩm hỗ trợ nên tác dụng ngăn nước thấm cũng không cao.
- Chất chống thấm (vật liệu chống thấm dạng lỏng): Được đánh giá là sản phẩm giải quyết tối ưu nhu cầu ngăn nước thấm dột sân thượng. Với ưu điểm độ bền cao và khả năng kháng nước cực tốt, chất chống thấm được xem là vật liệu chống thấm của hiện tại và tương lai.
Với tính đặc thù riêng, sân thượng thường xuyên tiếp xúc với điều kiện tự nhiên bên ngoài. Việc ngăn chặn nước thấm dột qua sân thượng đòi hỏi không chỉ kinh nghiệm thi công mà còn phụ thuộc vào lựa chọn được sản phẩm phù hợp và chất lượng.
Giá chống thấm sân thượng (vật tư)
STT | PHƯƠNG ÁN CHỐNG THẤM | ĐƠN GIÁ (VNĐ/m2) |
1 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng gạch lát | 🎋400.000đ – 500.000đ |
2 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng vật liệu gốc Polyurethane | 🎋110.000đ – 150.000đ |
3 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng keo | 🎋180.000đ |
4 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng bơm Foam | 🎋200.000đ |
5 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng giấy dầu | 🎋210.000đ |
6 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng xi măng | 🎋85.000đ |
7 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng tôn chống thấm | 🎋350.000đ |
8 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng vật liệu gốc xi măng 2 thành phần | 🎋60.000đ |
9 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường | 🎋110.000đ |
10 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng | 🎋210.000đ |
11 | 🌳Chống thấm sân thượng bằng màng tự dính | 🎋190.000đ |
Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được tư vấn chi tiết giá vật tư hiện hành, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline của Siêu thị chống thấm để được tư vấn.
Các phương pháp chống thấm sân thượng được sử dụng nhiều nhất
Sân thượng có vai trò quan trọng trong ngôi nhà, vì vậy, nhiều giải pháp chống thấm cho hạng mục này đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. Hiện nay có nhiều dạng vật liệu chống thấm sân thượng, từ lợp tôn đến sử dụng vật liệu chống thấm dạng lỏng, màng chống thấm. Hãy cùng Chống thấm Việt Thái dạo quanh một vòng thị trường các sản phẩm chống thấm sân thượng nhé.
Chống thấm sân thượng bằng mái tôn
Lợp tôn cho mái hay sân thượng là phương pháp truyền thống từ nhiều năm nay. Phương pháp này khá tiện dụng, giá thành phải chăng, độ bền khá tốt, đa dạng màu sắc và có khả năng chống thấm, chống nóng. Điều quan trọng là làm cách nào lợp tôn đúng kỹ thuật để vật liệu này được sử dụng lâu dài và phát huy tối đa ưu điểm của nó.
- Chống nóng cho ngôi nhà: Thời tiết khắc nghiệt hiện nay là vấn đề nhiều người quan tâm khi lựa chọn vật liệu chống thấm để giúp chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người đươc đảm bảo. Mái tôn giúp cách âm, chống nóng và thi công nhanh nên phù hợp với nhiều công trình dân dụng, công nghiệp…
- Ngăn thấm dột từ khe tiếp giáp/ trần sân thượng: Tôn có đa dạng mẫu mã nên phù hợp cho việc chống thấm dột với tính năng giúp thoát nước nhanh. Các vị trí khe tiếp giáp thường sử dụng diềm mái tôn để ngăn đọng nước. Ngoài ra, tại các khe hở có thể được vá bởi tôn để giúp ngăn nước tích lại lâu trên bề mặt mái.
- Tăng thẩm mỹ: Đa màu sắc, đa chủng loại nên phù hợp với nhiều kiểu công trình khác nhau. Thậm chí, nhiều loại tôn hiện nay có kiểu dáng, họa tiết phong phú như đá cuội, đá phiến hay gạch đất sét.
Sử dụng mái tôn mang đến nhiều ưu điểm về chi phí vật liệu thấp, dễ dàng sử dụng, kết hợp với các dạng tấm dán có màng film nhôm hay lớp AL phủ lên còn có tác dụng chống nóng, chống bức xạ mặt trời.
Tuy nhiên, mái tôn có nhiều nhược điểm khó tránh khỏi: Dễ bị gỉ sét do tác động của môi trường, chống nóng không quá xuất sắc, tính thẩm mỹ bị giảm nếu công trình mang hướng kiến trúc cao. Ngoài ra, mái tôn có thể gây nguy hiểm khi bị lật, kéo bung… trong những điều kiện thời tiết mưa bão, giông tố.
Một nhược điểm khác của việc lợp mái tôn, mặc dù không quá nghiêm trọng, đó là có thể gây ảnh hưởng đến sóng điện thoại hoặc sóng vô tuyến.
Chống thấm sân thượng bằng màng
Là phương pháp chống thấm phổ biến được sử dụng trong ngành xây dựng hiện nay, màng chống thấm có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nước và các dạng chất lỏng khác. Các loại màng đa dạng có thể ứng dụng linh hoạt cho các hạng mục tại các công trình.
Sử dụng màng chống thấm sân thượng có nhiều ưu điểm so với các vật liệu chống thấm khác gồm: Độ bền cơ học cao, khả năng chống thấm, dễ dàng thi công, tính linh hoạt của sản phẩm và giá cả vật liệu hợp lý. Màng chống thấm có khả năng hàn tốt, ổn định kích thước ở nhiệt độ cao.
Bên cạnh những ưu điểm, màng chống thấm cũng tồn tại một số nhược điểm: Khó phát hiện nguồn rò rỉ, tuổi thọ sản phẩm không quá cao, thi công đòi hỏi an toàn và tay nghề kỹ thuật cao. Đặc biệt, màng chống thấm khi thi công sẽ có nhiều mối nối và yêu cầu xử lý kỹ thuật để giải pháp vấn đề này. Độ bám dính của màng với các lớp bề mặt chưa hoàn toàn tối ưu.
Có thể nói, màng chống thấm là vật liệu phù hợp để chống thấm sân thượng. Những ưu điểm về độ bền, giá thành và tính linh hoạt cao… đã giúp vật liệu này trở nên phổ biến trong xây dựng.
Chống thấm bằng vật liệu dạng lỏng
Được sử dụng lý tưởng để chống thấm các cấu trúc và bề mặt tiếp xúc trong môi trường ngoài trời, chất chống thấm dạng lỏng có ưu điểm là độ co giãn tuyệt vời, tính linh hoạt và độ bền cao. Một số sản phẩm chống thấm dạng lỏng còn có khả năng chống tia cực tím, phù hợp cho mái nhà, ban công hay các khu vực lộ thiên.
Chất chống thấm được tạo ra để ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm, nước…, có thể bám dính trên mọi bề mặt và có độ che phủ cao giúp che đi các vết nứt.
Chất chống thấm có nhiều gốc như Acrylic, Polyurethane…, trong đó phổ biến nhất là chất chống thấm Polyurethane (PU) với những ưu điểm: Độ bền cao, kháng tia UV, bám dính tuyệt đối trên nhiều loại vật liệu khác nhau. Thi công vật liệu này không có các mối nối nên có thể thực hiện liên tục và tiết kiệm thời gian hơn do không phải xử lý các mối nối. Bề mặt chống thấm không xuất hiện các lỗ rỗ.
Song song với các ưu điểm, chất chống thấm cũng có một số nhược điểm về giá thành sản phẩm, yêu cầu cao về bề mặt thi công (vệ sinh sạch sẽ, quét lót), độ bền tùy thuộc vào nhiều tác động khác nhau. Thi công đòi hỏi nhiều công đoạn hơn với các ứng dụng cần quét 2 lớp (phải chờ lớp thứ nhất khô thì mới thi công tiếp lớp sau).
Quy trình chống thấm sân thượng hiệu quả
Nhu cầu chống thấm cho sân thượng hiện nay là rất cao kéo theo nhiều phương pháp như sử dụng màng bitum, hay vật liệu dạng lỏng gốc PU. Thậm chí là một vật liệu cao cấp đang được các tổ đội thầu thợ quan tâm trải nghiệm mang tên Polyurea. Dưới đây là quy trình thi công chống thấm sân thượng theo ba phương pháp thông dụng kể trên.
Chống thấm bằng màng bitum
- Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch bề mặt, khô và nhẵn.
- Bước 2 – Quét lớp tạo dính: Sử dụng lớp lót giúp tăng cường độ bám dính cho màng. Lăn đều bằng ru-lô sao cho bao phủ kín bề mặt bê tông. Dùng tay sờ lên bề mặt để kiểm tra lớp lót đã khô chưa rồi tiến hành bước tiếp theo.
- Bước 3 – Dán màng: Sử dụng dụng cụ khò để khò nóng lớp dính của màng để dán lên bề mặt. Công đoạn này đòi hỏi tay nghề thầu thợ và tập trung, tỉ mỉ.
- Tại các phần chồng mép/ chồng mí: Tiến hành chồng hai lớp màng lên nhau, khò mềm rồi dùng bay miết mép để tạo độ đồng nhất cho bề mặt màng.
- Bước 4 – Tạo lớp bảo vệ: Sau khi dán màng và xử lý các vị trí xung yếu, cần thi công tạo lớp bảo vệ bề mặt màng khỏi các vật dụng sắc nhọn…
Chống thấm bằng vật liệu dạng lỏng gốc PU
- Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh sạch sẽ các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa trên bề mặt nền. Đục mở các đường nứt và sử dụng các chất trám/ vữa đổ rót không co ngót hoặc dùng thanh trương nở đối với các miệng lỗ ống thoát nước xuyên sàn.
- Bước 2 – Pha trộn vật liệu: Dựa theo chỉ định của nhà sản xuất, tiến hành pha trộn đúng định mức. Với vật liệu dạng lỏng, chỉ cần quét đều lớp chống thấm để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
- Bước 3 – Tạo lớp bảo vệ: Cán vữa để bảo vệ chống thấm và tạo độ dốc cho bề mặt tránh đọng nước.
- Bước 4 – Lát gạch sàn (đối với sân thượng lát gạch): Tiến hành lát gạch lên lớp trên cùng của lớp bề mặt chống thấm vừa quét.
Chống thấm bằng vật liệu dạng lỏng gốc Polyurea
Sản phẩm được ứng dụng cho chống thấm sân thượng mang tên Neoproof Polyurea R – một trong những dòng cao cấp nhất trong các dải chống thấm hiện nay.
- Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Tương tự các phương pháp chống thấm khác, bề mặt nền phải đặc chắc, sạch sẽ, khô ráo, không bám dính bụi bẩn. Đặc biệt, bề mặt sân thượng phải đảm bảo bằng phẳng và có độ dốc thích hợp để sản phẩm bám dính tốt nhất. Thi công trong điều kiện độ ẩm bề mặt dưới 4%.
- Bước 2 – Quét lót: Đối với bề mặt nền xi măng, nên sử dụng sơn lót Acqua Primer NP để tạo nên độ bám dính hoàn hảo.
- Bước 3 – Pha trộn vật liệu: Khuấy kỹ thành phần A để hòa tan các chất lắng rồi đổ vào thùng trộn. Đổ tiếp thành phần B vào thùng trộn theo tỷ lệ 13.5A ÷ 6.5B. Khuấy đều cho hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 4 – Thi công: Hỗn hợp phải được thi công càng sớm càng tốt. Dùng vòi phun áp lực, cọ quét hoặc ru-lô quét mạnh tay và đều lớp hỗn hợp lên bề mặt. Thi công lớp thứ hai theo hướng chéo góc với lớp thi công để hạn chế tối đa sự cuốn khí giữa hai lớp vật liệu.
Cách chống thấm sân thượng/ sàn mái đóng vai trò rất quan trọng nhằm gia tăng tuổi thọ cho công trình. Vì thế, chống thấm cần thực hiện đúng quy trình và ngâm nước kiểm tra sau khi thi công để mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu.
Giới thiệu dịch vụ chống thấm
Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm dột cho công trình dân dụng và xây dựng, Chống thấm Việt Thái đã xử lý thành công hàng nghìn công trình với nhiều dạng sự cố thấm dột khác nhau. Những công trình sử dụng sản phẩm chống thấm của chúng tôi từ màng khò nóng, màng tự dính, vật liệu chống thấm gốc PU (Neoproof PU W, Neoproof PU360, Silatex Super…), vật liệu chống thấm gốc Polyurea (Neoproof Polyurea R) đều nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng.
Chống thấm Việt Thái với đội ngũ kỹ thuật lành nghề, nhiềm năm kinh nghiệm chống thấm. Đến với Chống thấm Việt Thái, khách hàng sẽ được tư vấn, chia sẻ về kỹ thuật và cách dịch vụ chống thấm sân thượng, sàn mái, nhà vệ sinh, tầng hầm… Chúng tôi không chỉ cung cấp sản phẩm vật liệu chống thấm, mà còn mang đến giải pháp, hướng dẫn cách chống thấm sân thượng và các hạng mục khác hiệu quả, phù hợp cho nhiều công trình.
Nhằm phục vụ khách hàng thuận lợi và hiệu quả, Chống thấm Việt Thái có đầy đủ quy trình làm việc chuyên nghiệp như sau:
- Bước 1: Khách hàng liên hệ sẽ được Chống thấm Việt Thái tiếp nhận thông tin và đặt hẹn khảo sát công trình.
- Bước 2: Khảo sát thực tế, tư vấn phương án chống thấm và báo giá chống thấm sân thượng, sàn mái…
- Bước 3: Ký kết hợp đồng khi hai bên thống nhất phương án xử lý, vật liệu sử dụng.
- Bước 4: Tiến hành xử lý chống thấm cho công trình.
- Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao công trình. Thanh toán và hướng dẫn về bảo hành dịch vụ.
Hạng mục nào trong một công trình cũng đều có vai trò và tầm quan trọng như nhau, trong đó, sàn mái, sân thượng là những vị trí nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thấm dột. Để giúp công trình không bị thấm dột và tuổi thọ được gia tăng, bạn đọc hãy tìm đến các đơn vị chống thấm có uy tín. Chống thấm Việt Thái cung cấp các giải pháp hiệu quả với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin” luôn sẵn sàng thực hiện sứ mệnh chống thấm cho mọi công trình.