Chống thấm trần nhà nếu không được thực hiện ngay từ đầu, khi gặp trời mưa liên tục, nước sẽ nhanh chóng ngấm xuống gây ra tình trạng trần nhà bị thấm nước. Nước sẽ ngấm vào trần nhà, gây ra ẩm mốc, làm hỏng cấu trúc của ngôi nhà và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Lúc này, việc tìm cách chống thấm phù hợp là điều cần thiết để khắc phục triệt để tình trạng này.
Thấm dột trần nhà là gì? Nguyên nhân nào gây thấm trần nhà
Chống thấm dột là quá trình xử lý kỹ thuật nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào các vật liệu và cấu trúc của công trình. Chống thấm khiến nước không thể tác động hay gây ảnh hưởng đến công trình…, giúp tuổi thọ công trình được duy trì và không gian sống luôn sạch sẽ, an toàn.
Hiện nay, chống thấm được thực hiện bằng phương pháp sử dụng vật liệu chống thấm chuyên biệt cùng kỹ thuật thi công phù hợp, nhằm tạo ra một lớp chắn chống nước hiệu quả, bảo vệ cấu trúc khỏi rò rỉ, ẩm ướt và nấm mốc. Mục tiêu của chống thấm chính là đảm bảo sự an toàn, bền vững và chất lượng của công trình trong thời gian dài.
Chống thấm có thể được thi công ngay từ đầu khi công trình đang được xây dựng, tuy nhiên, có thể do sự chủ quan hoặc thiếu hiểu biết, nhiều công trình không được chống thấm dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, có nhiều vật liệu từ màng chống thấm, sơn chống thấm trần nhà, keo chống thấm cho đến vật liệu chống thấm dạng lỏng gốc Polyurethane, Acrylic, Polyurea… hay vật liệu chống thấm gốc xi măng ứng dụng cho khu vực ẩm ướt.
Tuy thông tin trên Internet về chống thấm vô cùng đa dạng, tuy nhiên, không nhiều bạn đọc quan tâm và để ý những nội dung này. Chỉ khi gặp phải thấm dột, chúng ta mới vội vàng tìm kiếm thông tin và xử lý.
Nguyên nhân gây ra trần nhà bị thấm nước:
- Do công trình được xây dựng từ lâu khi chưa có nhiều kỹ thuật chống thấm hiệu quả.
- Do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của chống thấm nên ngôi nhà không được chống thấm, hoặc chống thấm không triệt để, không đúng kỹ thuật.
- Do sàn mái bê tông bị rạn nứt: Đây là tình trạng khá phổ biến do nhiệt độ thay đổi thường xuyên và tác động bất thường của thời tiết đã tạo ra những vết nứt trên sàn mái. Khi gặp mưa, nước sẽ len lỏi qua kẽ hở của vết nứt và thấm dần vào trần nhà, gây ra những vết ố loang lổ trên trần nhà.
- Do thấm từ sàn nhà phía trên: Đây là tình trạng chung ở các tòa nhà cao tầng. Khi sàn nhà ở tầng trên bị thấm nước mà chúng ta không tiến hành chống thấm ngược trần nhà, thì tình trạng thấm sẽ lan xuống và thẩm thấu vào trần nhà bên dưới.
- Do sàn nhà của nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước: Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng nước vốn tích tụ ở khu vực nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng thấm xuống trần nhà phía dưới.
- Do lỗi thi công: Đây là một trong những nguyên nhân đại đa số công trình gặp phải. Việc thiếu sự giám sát nghiêm túc và không tuân thủ quy trình kỹ thuật, sẽ mang đến những hậu quả khó lường.
Khi đã xác định trần nhà có dấu hiệu thấm dột, chúng ta cần nhanh chóng liên hệ các đơn vị uy tín để khảo sát thực tế, xác định chính xác tình trạng và hiện trạng thấm dột thì mới đưa ra phương án xử lý vấn đề chính xác trước khi tư vấn giá chống thấm trần nhà phù hợp với tài chính của mỗi người. Thấm dột nếu không được xử lý dứt điểm sẽ gây hư hại nghiêm trọng cho công trình.
Một trong những đơn vị thi công chống thấm uy tín, chuyên nghiệp với hơn 20 năm kinh nghiệm hiện nay chính là Chống thấm Việt Thái. Với đội ngũ nhân viên lành nghề và liên tục ứng dụng công nghệ chống thấm mới nhất, Chống thấm Việt Thái cam kết:
- Tư vấn, khảo sát trực tiếp miễn phí để xác định mức độ thấm dột và đưa ra phương án xử lý hiệu quả.
- Thi công chống thấm nhanh chóng, đúng tiến độ, không chậm trễ.
- Quy trình chống thấm chuẩn kỹ thuật, chuẩn thi công, kết hợp linh hoạt các quy trình đơn, quy trình kép để xử lý dứt điểm tình trạng trần nhà bị thấm nước.
- Hiệu quả chống thấm được duy trì lâu dài, nhiều vật liệu và hạng mục được bảo vệ lên đến 12 năm.
- Chi phí dịch vụ hợp lý, tiết kiệm nhờ hệ thống Siêu thị chống thấm hiện diện trên toàn quốc.
- Bảo hành dịch vụ chống thấm trần nhà bị nứt, chống thấm dột trần nhà… lâu dài.
5 lý do vì sao nên chọn Việt Thái để xử lý thấm dột?
- Chống thấm Việt Thái là doanh nghiệp uy tín, hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm dột.
- Chống thấm Việt Thái có đội ngũ thầu thợ tay nghề kỹ thuật, giàu kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm.
- Chống thấm Việt Thái có đầy đủ hệ thống tài liệu, quy trình thi công và giám sát bài bản.
- Chống thấm Việt Thái cung cấp vật liệu chính hãng và dịch vụ thi công xử lý thấm dột tận gốc.
- Chống thấm Việt Thái là đơn vị tiên phong với gần 100 Siêu thị chống thấm trên toàn quốc.
Chống thấm Việt Thái chưa bao giờ khẳng định có dịch vụ giá rẻ nhất – chất lượng nhất. Đối với chúng tôi, sự hài lòng trên mọi phương diện của khách hàng là thước đo thành công cho Chống thấm Việt Thái.
3 giải pháp chống thấm trần nhà triệt để 100%
Sửa chữa chống thấm trần nhà bị nứt muốn đạt hiệu quả cao thì trước tiên, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra. Trong bài viết này, Chống thấm Việt Thái mong muốn chia sẻ cùng bạn đọc 3 phương pháp chống thấm trần bằng các vật liệu phổ biến, đó là màng tự dính, vật liệu chống thấm Polyurethane và vật liệu chống thấm gốc Polyurea.
Chống thấm trần nhà bằng màng tự dính bitum
Là màng chống thấm tự dính làm từ nhựa bitum được chưng cất với nhựa SBS, màng tự dính có phủ lớp dính mặt dưới và lớp đá bảo vệ ở mặt trên. Vật liệu này được thi công dễ dàng, chỉ cần đặt cuộn màng lên bề mặt đã được làm sạch và quét lót, lột bỏ lớp màng để dán mà không cần dùng máy khò.
Ưu điểm của màng tự dính:
- An toàn cao trong thi công do chỉ cần dán lên bề mặt.
- Chức năng bảo vệ bịt kín các lỗ thủng nhỏ nhờ hợp chất tráng cao su SBS.
- Độ kết dính cao, dễ dàng bám dính vào bề mặt nền bê tông.
- Tính ổn định cơ học cao
- Dễ dàng mua và bảo quản.
Quy trình thi công chống thấm trần nhà bằng màng tự dính:
Thi công chống thấm bằng màng tự dính gốc bitum không quá phức tạp, song cần thực hiện đúng quy trình để hiệu quả chống thấm được đảm bảo.
- Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Xử lý bề mặt nhằm đạt chất lượng chống thấm tối ưu. Trước tiên, vệ sinh bề mặt và cạo sạch rong rêu. Quá trình chống thấm sẽ phát huy hiệu quả khi bề mặt chắc chắn, sạch sẽ và không có bụi bẩn. Sau đó thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông là cách thức tối ưu nhất, do bê tông cứng nên độ bền lớp chống thấm dột thường rất cao.
- Bước 2 – Thi công lớp lót: Sử dụng cọ, ru-lô hoặc máy phun áp lực để phủ lớp lót đều toàn bộ bề mặt cần chống thấm. Chờ cho lớp lót khô hoàn toàn mới tiến hành thi công quét lớp chính.
- Bước 3 – Thi công màng tự dính: Sau khi lớp lót khô, đo đạc, cắt màng tự dính theo các kích thước phù hợp. Đặt màng bitum vào vị trí cần chống thấm rồi bóc lớp vỏ silicon, dán từ từ lớp màng bitum lên bề mặt nền. Dùng con lăn hoặc ru-lô miết từ trong ra ngoài để tạo độ thẩm mỹ cho bề mặt thi công và đẩy hết bong bóng khi bên dưới màng ra ngoài.
Thi công màng chống thấm bitum nói chung cần lưu ý điểm nối giữa các tấm bitum. Thực hiện dán chồng mí khoảng 5cm để đảm bảo vị trí chồng mí được bám dính tốt hơn.
- Bước 4 – Tạo lớp bảo vệ: Cán thêm lớp vữa xi măng để tạo thành lớp bảo vệ bề mặt màng bitum càng sớm càng tốt, tránh bề mặt màng bị rách do các yếu tố ngoại cảnh tác động.
- Bước 5 – Nghiệm thu: Kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng ngâm thử nước rồi bàn giao công trình cho khách hàng.
Chống thấm trần nhà bằng vật liệu gốc Polyurethane (PU)
Là chất chống thấm một thành phần, dạng lỏng, vật liệu chống thấm PU sẽ tạo thành lớp màng Polyurethane đàn hồi, đóng rắn nguội sau khi lưu hóa. Đây là vật liệu chống thấm ưu việt, dễ dàng thi công, chất lượng ổn định và bền vững trong mọi điều kiện khắc nghiệt.
Ưu điểm của vật liệu gốc PU:
- Khả năng chống tia UV.
- Khả năng bám dính cao trên nhiều loại bề mặt.
- Độ đàn hồi cao.
- Khả năng che phủ vết nứt.
- Đa dạng sản phẩm, giá cả cạnh tranh.
Quy trình thi công chống thấm trần nhà bằng vật liệu gốc PU:
Vật liệu gốc PU có thể thi công bằng con lăn, chổi hoặc máy phun lên bề mặt ngang và bề mặt thẳng đứng. Đặc biệt, lớp chống thấm khô có độ bám dính tốt với bề mặt bê tông, giúp ngăn nước rỉ qua bề mặt.
- Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Đây là công đoạn không thể bỏ qua khi chống thấm mọi hạng mục nói chung và chống thấm dột trần nhà nói riêng. Trước hết, cần làm sạch bề mặt, loại bỏ rêu mốc, bụi bẩn để tránh rò rỉ nước khi thực hiện. Bề mặt được xử lý tốt thì hiệu quả chống thấm càng cao.
- Bước 2 – Xử lý bề mặt: Quét lớp vữa mỏng lên mặt sàn để lấp kín vết nứt. Sau khi lớp đầu tiên được quét lên bề mặt khô, quét tiếp lớp thứ hai cách ít nhất 2 giờ để vữa đủ khô và không bị thấm ngược.
- Bước 3 – Thi công lớp chống thấm: Sau khi quét hai lớp vữa và chờ khô, sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng lên trên. Thi công hai lớp lên bề mặt, mỗi lớp cách nhau 3 phút – 4 phút. Quá trình thi công đòi hỏi cần phun hoặc quét đều, đảm bảo ướt mặt sàn. Các vị trí góc chân tường được quét chống thấm cao lên từ 15cm – 20cm để hiệu quả chống thấm được nâng cao.
- Bước 4 – Kiểm tra và bảo dưỡng: Kiểm tra khi thời tiết nắng ráo, tránh trời mưa để không ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm.
Chống thấm trần bằng vật liệu gốc Polyurea
Vật liệu chống thấm gốc Polyurea là lớp phủ mới, tiên tiến nhất hiện nay và được kỳ vọng sẽ thay thế hoặc tăng cường bảo vệ cho các loại vật liệu xây dựng đang được sử dụng trong thực tiễn. Polyurea là một dạng polymer đã được thay đổi một số đặc tính vật lý và hóa học. Hợp chất này có kết cấu nguyên tử bền như nhựa, chắc chắn như sứ mà vẫn đạt độ đàn hồi tốt như cao su.
Ưu điểm của vật liệu gốc Polyurea:
- Khả năng bám dính trên hầu hết các bề mặt.
- Thời gian đông cứng siêu nhanh.
- Nhiệt độ cho phép ổn định từ nhiệt độ -20 độ C đến 90 độ C.
- Không pha tạp dung môi, không mùi, không độc hại, thân thiện với con người.
- Độ bền kéo, độ kháng xé và đàn hồi cao.
- Chịu va đập, mài mòn, chịu nước.
- Độ bền cao và khả năng chống tia cực tím UV.
Quy trình thi công chống thấm trần bằng vật liệu gốc Polyurea:
Là sản phẩm của hiện tại và tương lai, vật liệu chống thấm gốc Polyurea giữ nguyên nhiều đặc tính đặc biệt phù hợp với vai trò xử lý chống thấm.
Bước 1 – Chuẩn bị bề mặt: Thi công vật liệu Polyurea bằng hình thức phun nên bề mặt càng sạch sẽ, khô ráo, không bụi bẩn thì bám dính càng chắc chắn hơn. Dùng máy mài chuyên dụng và máy thổi bụi để vệ sinh bề mặt, tuyệt đối tránh dùng nước để thực hiện.
Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt nền sau khi mài. Nếu có các vị trí bong tróc và lỗ rỗng, sử dụng vữa chuyên dụng để sửa chữa.
Vải địa kỹ thuật (dệt, không dệt và kéo sợi) được sử dụng trong thi công bằng vật liệu gốc Polyurea nhằm cải tạo bề mặt phun, và gia tăng cường độ của màng phun áp lực.
Bước 2 – Trộn vật liệu: Mở thành phần A, dùng máy khuấy đều trong vòng 2 phút – 3 phút. Tiếp đến, đổ thành phần B vào thùng chứa thành phần A và trộn tiếp từ 2 phút – 3 phút, đến khi hỗn hợp đồng nhất. Quá trình trộn nên để cánh khuấy ngập sâu trong hỗn hợp tránh dòng khí bị cuốn vào gây ảnh hưởng đến lớp chống thấm sau này.
Bước 3 – Thi công quét lót: Thi công lớp lót Primer lên bề mặt đã được vệ sinh. Chờ lớp lót khô tối thiểu 24 giờ rồi thi công lớp phủ.
Bước 4 – Thi công lớp phủ: Thi công vật liệu Polyurea nguội bằng chổi quét, con lăn, hoặc máy phun chuyên dụng. Thi công tối thiểu hai lớp, một số hạng mục thực tế có thể phun ba lớp. Lớp đầu tiên nên thi công mỏng, chờ khoảng 4 giờ – 5 giờ thì thi công lớp thứ hai.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cần bảo vệ lớp chống thấm Polyurea nguội bằng lớp vữa xi măng cát hoặc dán gạch, cần rắc hoặc phun cát khô lên bề mặt lớp Polyurea cuối ngay khi hoàn thiện thi công. Đợi lớp chống thấm cuối cùng khô trong vòng 72 giờ mới thi công các lớp hoàn thiện bên ngoài nếu có.
Nhằm đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật cao của chống thấm dột trần nhà, Chống thấm Việt Thái với đội ngũ thợ thi công chống thấm trần kinh nghiệm, trách nhiệm. Đặc biệt, hệ thống tài liệu và quy trình các bước giám sát chuẩn chỉnh, Chống thấm Việt Thái chắc chắn sẽ không làm phụ lòng khách hàng.
Trong quá trình sử dụng dịch vụ chống thấm dột của Chống thấm Việt Thái, nếu đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi thực hiện không đầy các các bước như quy trình đã công khai, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0904 093 533 để phản ánh với chúng tôi.
Lợi ích của chống thấm trần nhà
Chống thấm trần nhà đóng vai trò quan trọng như là chống thấm cho toàn bộ công trình với những lợi ích như sau:
- Ngăn chặn nước thấm vào trần nhà và làm hỏng thiết bị, nội thất trong nhà.
- Nâng cao tính thẩm mỹ và vẻ đẹp của ngôi nhà.
- Hạn chế tình trạng ố vàng, bong tróc.
- Ngăn chặn ẩm ướt sinh ra vi khuẩn có hại sức khỏe mọi người.
- Bảo vệ cấu trúc nhà khỏi những hậu quả do nước gây ra.
- Tăng tuổi thọ của trần nhà.
- Tiết kiệm chi phí chống thấm, thời gian và công sức sửa chữa khắc phục liên tục.
Nhằm tăng cảm giác dễ chịu và khắc phục được tình trạng thấm dột, Chống thấm Việt Thái không ngừng nghiên cứu, cải tiến các quy trình thi công, ứng dụng chống thấm sao cho hiệu quả nhất.
Khách hàng có nhu cầu quan tâm, hãy ghé thăm website của Chống thấm Việt Thái tại địa chỉ www. hoặc liên hệ ngay hotline 0904 093 533 để trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời của chúng tôi. Đặc biệt, Chống thấm Việt Thái cam kết không thu tiền dịch vụ tư vấn và báo giá hoàn toàn miễn phí.
Hãy chung tay cùng Chống thấm Việt Thái để ngôi nhà luôn duy trì tính bền vững và mang đến những điều tốt nhất cho không gian sống của mỗi chúng ta.
Bài viết liên quan: