Vào mùa mưa, tình trạng thấm nước trong nhà phố và chung cư đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thậm chí những ngôi nhà mới xây vài năm mà phần tường và trần đã bắt đầu có dấu hiệu ngấm nước và từng mảng vữa loang lổ. Tình trạng thấm dột này còn rõ rệt hơn với hiện tượng dột nhẹ mỗi khi trời mưa.
Tường bị thấm nước sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho ngôi nhà, khiến tường bị ẩm và hư hỏng nhanh chóng, nấm mốc và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mọi người. Đến lúc này, chúng ta cần xử lý tường bị thấm nước bằng các phương pháp hiệu quả như chống thấm tường trong nhà để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ tài sản bên trong ngôi nhà. Trong bài viết này, Chống thấm Việt Thái sẽ giải thích về nguyên nhân và cách xử lý tường trong bị thấm nước để bạn đọc không còn lo lắng khi đối diện với vấn đề này.
Giới thiệu về thấm nước, hậu quả và vì sao cần phải chống thấm?
Thấm nước là gì?
Thấm nước là hiện tượng nước xâm nhập vào kết cấu của vật liệu. Những vị trí chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với nước đều sẽ bị thấm.Hậu quả tiêu cực của thấm nước:
Ẩm mốc, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe:
Thấm dột là nguyên nhân chính khiến nấm mốc phát triển và tình trạng ẩm ướt trong ngôi nhà. Đặc biệt, những ngôi nhà liền kề phổ biến ở các thành phố lớn hiện nay, thấm tường có thể do bị ảnh hưởng từ các ngôi nhà kế bên.
Nếu thấm ở mức độ nhẹ thì tường chỉ bị thấm nước và bong tróc mặt ngoài. Song nếu tình trạng thấm nghiêm trọng hơn thì tường sẽ bị thấm nước mặt trong, gây nấm mốc, loang lổ và bong tróc.
Thấm tường không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người với các vấn đề như viêm phổi, viêm họng khi phải sinh sống trong môi trường ẩm mốc.
Không khí trong nhà ẩm mốc, ảnh hưởng nội thất:
Một trong những hậu quả không kém phần nghiêm trọng nếu tường bị thấm nước, đó chính là các vật dụng, đồ dùng nội thất trong nhà sẽ bị phá hủy. Không khí với độ ẩm cao có thể khiến bàn ghế, giường tủ… bị đổi màu và xuất hiện rêu mốc.
Nguy hiểm hơn, tường nhà bị thấm nước sẽ khiến các ổ điện, thiết bị điện âm tường bị hư hỏng, thậm chí gây nổ và chập điện. Vì thế, chúng ta phải xử lý kịp thời tình trạng tường bị thấm nước.
Nhà bị xuống cấp nhanh chóng:
Tường nhà bị thấm nước nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây bong tróc lớp sơn, lớp vữa khiến công trình mất thẩm mỹ và xuống cấp. Tình trạng này càng để lâu thì vết loang lổ và bong tróc càng lan rộng hơn, khiến tuổi thọ của công trình sụt giảm nhanh chóng.
Vì sao cần chống thấm tường trong nhà?
Chống thấm không phải là một công việc dễ thực hiện và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thi công chống thấm ngược tường trong nhà. Đó là bởi chống thấm ngược đòi hỏi kỹ thuật vô cùng chuyên nghiệp, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình về lâu dài.
Chống thấm ngược là phương pháp được sử dụng khi chúng ta không thể áp dụng biện pháp chống thấm thuận để bảo vệ tường trong nhà:
Khi không gian và khoảng cách giữa hai ngôi nhà liền kề quá hẹp thì không thể chống thấm thuận cho trường hợp này. Lúc này, chống thấm ngược là biện pháp tối ưu nhất.
Một trường hợp khá phổ biến là hai công trình có sử dụng chung tường. Nếu tường nhà bạn bị thấm rơi vào tình trạng này thì chúng ta bắt buộc phải chống thấm tường trong theo chiều ngược.
Ngay từ đầu chúng ta đã không sử dụng phương pháp chống thấm thuận. Chỉ khi xuất hiện tình trạng vỡ kết cấu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, chúng ta mới đi tìm biện pháp chống thấm thích hợp. Lúc này, chúng ta bắt buộc phải ứng dụng phương pháp chống thấm ngược để khắc phục những hậu quả trên.
Nguyên nhân khiến tường trong bị thấm
- Tường nhà bị thấm nước thông thường xảy ra ở một số trường hợp như sau:
- Công trình nhà cũ xây tường chịu lực mà không có móng bê tông cách ẩm.
- Tường có xây móng nhưng tôn nền cao hơn giằng móng bê tông cách ẩm.
- Tường tiếp giáp với tường nhà bên cạnh.
Về mặt lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng đều có mao quản (khoảng cách giữa các hạt) với đường kính khoảng từ 20 micromet – 40 micromet. Khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước thì nước sẽ xâm nhập qua khe hở trên bề mặt, thẩm thấu theo mao quản vào bên trong gây thấm.
Nhà ở vị trí thấp trũng, giáp biển hoặc ao hồ. Khi ở những vị trí này, nước và hơi ẩm từ đất nền lên theo mạch vữa và gạch xây thông qua mao dẫn. Lượng nước thấm này vốn âm ỉ song lại thường xuyên rồi lan dần lên cao. Hơi ẩm có thể dâng cao phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức độ bay hơi và độ ẩm. Đây là trường hợp phổ biến do ở nước ta mùa xuân thường trời nồm ẩm và mùa hè sẽ có mưa nhiều.
Một nguyên nhân khác nằm ở vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, rãnh nước trên sàn mái, góc tường hay vị trí giáp lai tường nhà. Nước và hơi ẩm từ bên dưới qua vết rạn nứt, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường… chảy xuống bên dưới, lâu ngày khiến tường nhà bị thấm nước, kéo theo hệ quả gây mục vữa lớp sơn, tạo thành mảng loang lổ và màu tường đậm nhạt.
Do nước sàn nhà vệ sinh chủ yếu tại vị trí ống thoát nước sàn hoặc hộp kỹ thuật lan rộng từ chân tường lên bề mặt khiến các mảng tường bị rạn nứt và làm cho ngôi nhà mất thẩm mỹ.
Mặt khác, vết rạn cổ trần khá to nên nước mưa sẽ dễ chảy vào, lâu ngày gây thấm tường trong nhà trên diện rộng. Thậm chí, tường bị thấm nước có thể do tắc hoặc thủng đường ống nước.
Quá trình thi công xây dựng nhà phố hay chung cư tồn tại những lỗi kỹ thuật do không thực hiện chặt chẽ hoặc thiếu sự giám sát kỹ lưỡng, gây thấm nước vào chân tường và tường trong nhà.
Hậu quả khi không chống thấm tường trong nhà
Thấm tường trong nhà không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi nhà mà chúng ta đã tốn biết bao công sức, tiền bạc xây dựng, mà còn gây nhiều tác hại cho sức khỏe và gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến khi tường trong bị thấm có thể gây ra:
Thấm tường gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
Khi tường trong nhà bị thấm, nấm mốc sẽ phát triển và sản sinh ra các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nấm mốc gây hại còn có thể khiến chúng ta bị mắc nhiều vấn đề về đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, dị ứng, chàm và viêm da.
Thấm tường gây ảnh hưởng đến nội thất và thiết bị điện:
Không khí ẩm mốc sẽ làm tổn thương sức khỏe và ảnh hưởng đến vật dụng trong nhà. Đồ gỗ có thể bị cong vênh và nứt nẻ. Quần áo bị ẩm mốc, ố vàng và mốc đen. Đồ sắt sẽ bị rỉ sét gây mục nát. Đặc biệt, hệ thống thiết bị sử dụng điện được đấu nối trực tiếp trên bề mặt tường có thể bị chập cháy, hư hại do thấm nước lâu ngày.
Nhà bị xuống cấp nhanh chóng:
Tường trong nhà bị thấm sẽ làm tăng độ ẩm trong tường và khiến cho tường trở nên dễ bị nứt nẻ, bong tróc hơn. Tình trạng này thoạt nhìn tưởng không có gì nghiêm trọng, nhưng lâu dài sẽ khiến ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng, mất đi thẩm mỹ vốn có. Để tránh những hậu quả không mong muốn khi tường trong nhà bị thấm nước, ngoài việc chống thấm cho tường, chúng ta phải giữ gìn và bảo dưỡng tường nhà định kỳ thường xuyên.
Giải pháp chống thấm tường trong nhà bằng phương pháp chống thấm ngược
Chuẩn bị mặt nền
Lớp nền gốc xi măng phải được chuẩn bị bằng biện pháp cơ học thích hợp (mài, phun nước, phun cát) để làm phẳng những điểm gồ ghề, mở lỗ xốp và tạo điều kiện để lớp vật liệu chống thấm bám dính tối ưu.
Loại bỏ hoàn toàn lớp phủ cũ và vật liệu vụn rời bằng cách chải hoặc sử dụng máy chà nhám thích hợp và máy hút bụi hút cao áp.
Sửa chữa mặt nền, lấp đầy mối nối, lỗ rỗng/ khe hở và làm phẳng bề mặt, sửa chữa những vị trí có lỗ rỗng (sau khi đã cắt và mở với độ sâu 3cm) bằng cách sử dụng sản phẩm sửa chữa thích hợp như vữa sửa chữa gốc xi măng Neorep được gia cường sợi không co ngót.
Các mối nối hiện có và vết nứt có chiều rộng lớn hơn 0.4mm phải được mở dọc theo hình chữ V, sâu khoảng 3cm rồi trám đầy theo cách như trên.
Nếu nhận thấy cốt thép đã bị oxy hóa, cần loại bỏ lớp rỉ sét và sử dụng vật liệu tẩy rỉ Neodur Metalforce và thi công lớp vữa chống ăn mòn Ferrorep. Những điểm này phải được phủ kín bằng Neorep. Ở nơi có dòng nước chảy, sử dụng Neostop trước khi ứng dụng Neorep.
Trước khi ứng dụng hệ thống Revinex Flex System, cần đảm bảo bề mặt phải ổn định, sạch sẽ và không có bụi bẩn, dầu, mỡ, rong rêu hoặc bất kỳ vật liệu kém bám dính nào. Đặc biệt, bề mặt phải bằng phẳng và mịn nhất có thể.
Quét lớp lót
Bề mặt gốc xi măng phải được làm ẩm bằng nước. Thi công hệ thống chống thấm tường trong phải bắt đầu ngay sau khi đạt được điều kiện bão hòa khô bề mặt và không để đọng nước.
Nên lăn phủ toàn bộ bề mặt bằng vật liệu lót Revinex đã pha loãng với nước theo tỷ lệ Revinex : nước là 1:4.
Thi công xử lý chống thấm tường trong bằng Revinex Flex System
Đổ chậm và đều thành phần A (bột) vào thành phần B (lỏng) của sản phẩm Revinex Flex System theo tỷ lệ quy định (tùy theo hệ thống). Khuấy đều hỗn hợp bằng máy khuấy điện tốc độ thấp cho đến khi hỗn hợp đồng nhất, không vón cục.
Thi công hỗn hợp ở tất cả các góc được gia cố bằng lưới sợi thủy tinh kháng kiềm Gavazzi (thi công hai lớp “ướt-ướt” với lưới sợi thủy tinh ở giữa). Đồng thời, thi công một lớp trên toàn bộ bề mặt ngang và/ hoặc dọc bằng chổi hoặc bay mịn.
Sau khi lớp chống thấm gốc xi măng đầu tiên vừa đông cứng và được thấm ẩm bằng nước, thi công lớp chống thấm thứ hai theo phương thẳng đứng hoặc khác hướng thi công trước đó.
Mọi lớp chống thấm tiếp theo đều được thi công theo cùng cách thức trên. Cần đảm bảo độ dày của mỗi lớp không vượt quá 1mm để vật liệu đóng rắn đúng cách. Ngoài ra, nếu muốn tăng khả năng chống xé, nên gia cố hệ thống bằng lưới sợi thủy tinh chống kiềm N-Thermon Mesh (hệ thống Revinex Flex + nước hoặc Revinex Flex + Revinex Flex FP) hoặc Gavazzi (hệ thống Revinex Flex + Revinex Flex U360 hoặc Revinex Flex + Revinex Flex ES).
Sau khi thi công lớp chống thấm cuối cùng, chúng ta cần tiến hành bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi điều kiện thời tiết bên ngoài như nắng trực tiếp, gió, mưa hay sương giá… trong khoảng thời gian 3 ngày – 5 ngày.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ chống thấm tường trong nhà
Nếu tường nhà bị thấm, hãy nhanh chóng liên hệ với đơn vị xử lý thấm nhanh chóng. Hoặc gọi hotline 0904 093 533 của Chống thấm Việt Thái để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chống thấm Việt Thái khuyên bạn đọc nên đặt niềm tin đúng chỗ để tránh tường nhà bị hư hại do xử lý chống thấm sai kỹ thuật.
Quá trình tiếp nhận thông tin về tình trạng thấm tường rõ ràng và xử lý triệt để bằng quy trình chống thấm tường trong đạt chuẩn.
Giá cả dịch vụ hợp lý và rõ ràng cho từng hạng mục trong công trình như tường nhà. Chúng tôi sẽ bàn giao cho khách hàng theo đúng hạng mục sửa chữa và đảm bảo đúng tiến độ.
Đội ngũ thợ chống thấm đã được đào tạo chuyên môn, có kỹ năng và trình độ cao, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thi công chống thấm nhằm đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Trước khi bàn giao công trình đã thi công chống thấm, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu để đảm bảo không còn bất kỳ vấn đề gì rồi mới bàn giao cho khách hàng.
Bảo hành chống thấm dài hạn tùy theo vật liệu chống thấm được lựa chọn.
Trên đây là những thông tin mà Chống thấm Việt Thái mong muốn chia sẻ về nguyên nhân, hậu quả khi tường trong nhà bị thấm. Đặc biệt, những bước chống thấm tường trong bằng phương pháp chống thấm ngược, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác chống thấm.
Ngoài ra, nếu bạn đọc đang phân vân chưa biết nên lựa chọn vật liệu chống thấm tường trong nào hiệu quả nhất và thân thiện với môi trường, hãy nhanh chóng liên hệ hotline Chống thấm Việt Thái 0904 093 533 để được hỗ trợ tư vấn mua sản phẩm phù hợp nhất nhé.