Nhà có thể thật rất to lớn, cũng có thể rất nhỏ bé, điều này tùy cảm nhận của mỗi người. Nhưng sau tất cả, nhà là nơi mang đến cho chúng ta cảm giác bình yên và thoải mái nhất. Hiểu được giá trị mà ngôi nhà mang lại, chúng ta sẽ chăm chút và quan tâm đến nó.
Nhưng nếu không gian bình yên đấy bị dột mưa thì sẽ như thế nào? Do chúng ta chưa thực sự để ý đến nó hay do những yếu tố ngoại cảnh? Nếu không may ngôi nhà bị thấm dột thì chúng ta cần làm gì? Tìm đơn vị thi công sửa chữa ở đâu và liệu rằng có tốn kém hay không? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Tình trạng nhà bị dột và vì sao phải xử lý nhà bị dột?
Thấm dột không còn là điều gì lạ lẫm đối với chúng ta. Thấm dột có thể xảy ra trong cả công trình dân dụng lẫn công trình xây dựng. Khi thấm dột “ghé thăm” công trình, có lẽ từ chủ đầu tư đến các anh em thầu thợ, chẳng ai thấy dễ chịu.
Nhiều năm trước, các hạng mục công trình liên quan đến nước gần như được tách biệt với không gian sinh sống nên thấm dột không được quan tâm khi xây dựng. Song, nhiều năm trở lại đây, hệ thống các hạng mục liên quan đến nước cùng sự đa dạng các mô hình thiết kế công trình được ứng dụng rộng rãi, thấm dột đã xảy ra thường xuyên hơn.
Không khó để bắt gặp các hiện tượng tường hoặc trần nhà ẩm ướt và nấm mốc dày đặc, nhất là khi vào mùa mưa và thời tiết nồm ẩm. Thấm dột không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình, mà còn khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi không gian sống chứa nhiều loại vi khuẩn có hại.
Đối với các công trình cũ, xử lý thấm dột không đơn giản do kết cấu bê tông, tường đã xuất hiện các vết rạn nứt và xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Đó là lý do hầu hết các thầu thợ chống thấm chuyên nghiệp đều tư vấn chúng ta nên chống thấm dột ngay từ khi bắt đầu thi công.
Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề nhà bị dột
Để hiểu được tầm quan trọng của xử lý dứt điểm nhà bị dột, chúng ta cùng xem những vị trí dễ dàng bị thấm dột nhất trong ngôi nhà bao gồm:
- Tường, mái và sàn: Đây là các khu vực dễ bị dột mưa do thường tiếp xúc với môi trường bên ngoài như nắng, mưa, gió… Đặc biệt, nước mưa dễ dàng xâm nhập qua những khe hở hoặc vết nứt bề mặt.
- Tầng hầm, móng, chân tường: Đây là một số vị trí tiếp xúc chủ yếu với nước ngầm khiến bề mặt bị gây áp lực bởi nước và nước dễ dàng xâm nhập vào kết cấu.
- Tường, hộp kỹ thuật, trần nhà vệ sinh và bể bơi: Các vị trí có liên quan đến bể chứa nước thông thường hoặc nước thải, nên khả năng thấm dột hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được xử lý chống thấm ngay từ đầu.
Những vị trí trên là các điểm yếu trong hệ thống chống thấm của một ngôi nhà. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ và đưa ra các biện pháp chống thấm phù hợp nhằm:
- Kéo dài tuổi thọ: Thực hiện chống thấm bài bản và đúng cách giúp các hạng mục được bảo vệ toàn diện khỏi tác hại của nước và độ ẩm, làm tăng tuổi thọ cho công trình.
- Đảm bảo thẩm mỹ: Khi chống thấm được áp dụng, ẩm mốc, nứt nẻ hay mùi hôi khó chịu do nồm ẩm không thể xảy ra. Qua đó, tính thẩm mỹ của ngôi nhà sẽ được đảm bảo và duy trì lâu dài.
- Tiết kiệm chi phí: Tất nhiên không có dịch vụ chống thấm dột nào là miễn phí. Vậy tại sao lại gọi là tiết kiệm chi phí? Bởi vì khi thi công chống thấm ngay từ lúc khởi công xây dựng, công trình sẽ ít bị xuống cấp, từ đó hạn chế được các chi phí tu sửa, tôn tạo.
Nguyên nhân gây ra thấm dột
Thấm dột xảy ra thoạt đầu nhìn có vẻ rất đơn giản nên nhiều chủ nhà thờ ơ, không quan tâm. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn không được xử lý chống thấm, công trình sẽ xuống cấp trầm trọng. Lúc này, không chỉ công trình mất đi thẩm mỹ, sức khỏe của con người bị ảnh hưởng mà chúng ta sẽ phải đau đầu khi tốn kém chi phí khắc phục.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thấm dột cho ngôi nhà, có thể kể tên gồm:
- Sàn mái bị rạn nứt: Nhiệt độ môi trường thay đổi thường xuyên khiến cho sàn mái dần xuất hiện các vết nứt. Những vết nứt này sau một thời gian không được xử lý, khi gặp trời mưa, tạo thành các dòng nước chảy xuống trần nhà, gây nên thấm dột. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu cách xử lý trần nhà bị dột để tránh gặp phải tình trạng dột mưa này.
- Sử dụng sai vật liệu hoặc không chất lượng: Nguyên nhân phổ biến gây thấm dột mọi hạng mục cho ngôi nhà đếu từ việc chúng ta sử dụng các vật liệu chống thấm không phù hợp, hoặc do các đơn vị chống thấm vô trách nhiệm đưa vật liệu không chất lượng vào sử dụng.
- Thi công sai quy trình: Quá trình thi công đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một công trình nào, chỉ cần một chút lơ là hay sai sót là công trình sẽ mất đi tính hiệu quả của các tính năng, trong đó có hiệu quả chống thấm.
- Thấm từ khu vực ẩm ướt: Ở đây chính là nhà vệ sinh. Thấm từ sàn nhà vệ sinh tầng trên lan xuống trần nhà bên dưới do các vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật hay chân tường rạn nứt gây thấm.
- Thấm nước từ trên mái: Do các vị trí như góc tường, bề mặt tiếp giáp tường nhà hay các rãnh nước trên sàn mái gây thấm xuống dưới.
Hậu quả của việc nhà bị dột
Hầu hết các công trình đều có thể gặp phải thấm dột, đặc biệt là các công trình ở các khu vực địa lý mưa nhiều hoặc độ ẩm cao. Nếu không xử lý thấm dột kịp thời sẽ gây nên rất nhiều hậu quả như sau:
- Kết cấu công trình bị xuống cấp, hư hỏng: Thấm dột là nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng công trình xuống cấp nhanh chóng. Quá trình thấm dột khiến bề mặt bê tông bị bong tróc, vết nứt làm công trình không còn giữ được sự an toàn. Khi nước thấm dột lâu ngày, kết cấu của toàn bộ công trình sẽ bị suy yếu, khiến công trình rơi vào tình trạng nguy hiểm bởi có thể bị lún, nứt, sập mọi lúc.
- Mất thẩm mỹ: Hậu quả nhìn thấy rõ rệt nhất do thấm dột gây ra. Nhiều vết nứt trên tường nhà xuất hiện do chịu nhiều tác động từ thời tiết khiến bê tông co giãn đột ngột gây nứt. Nếu như hệ thống dẫn nước kém thì nước sẽ không thoát kịp, từ đó tràn vào công trình, làm tường xuất hiện rêu mốc sẽ không còn giữ được vẻ đẹp như lúc đầu.
- Nội thất bị hư hỏng: Ngôi nhà bị thấm dột chắc chắn sẽ khiến đồ dùng nội thất bên trong chịu chung số phận. Ví dụ như thấm nước ở khu vực nhà bếp sẽ khiến hệ tủ bếp bằng gỗ, bàn bếp và hộc tủ bằng gỗ bị hư hỏng. Thậm chí, các vật dụng bằng kim loại sẽ bị rỉ sét, không thể tiếp tục sử dụng.
- Ảnh hưởng sức khỏe con người: Thấm dột là cái nôi thuận lợi nhất cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Những vết mốc đen, xanh, vàng trên tường chính là ổ chứa hàng ngàn loại vi khuẩn gây hại (phát tán trong không khí), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người khi hít phải.
- Tiềm ẩn nguy hiểm cháy nổ: Thấm nước lâu ngày sẽ ngấm vào hệ thống điện âm tường, các thiết bị điện trong nhà, gây chập cháy và làm hư hỏng các vật dụng này. Đồng thời, điện bị hở còn gây nguy hiểm cho tính mạng con người do điện giật.
- Tốn thời gian, tiền bạc: Chắc chắn hậu quả của thấm dột là không đơn giản, nên chúng ta sẽ phải tốn kém thời gian cho sửa chữa, khắc phục. Đi liền với sửa chữa là chi phí tiền bạc sẽ khiến chúng ta thêm đau đầu và phiền muộn.
Phương pháp và giải pháp chống thấm dột
Để đưa ra giải pháp chống thấm dột phù hợp, chúng ta cần nhận biết được dấu hiệu nhà bị dột. Mỗi dấu hiệu gây ra thấm dột đều đi liền với những giải pháp đặc biệt. Ví dụ khi trần nhà bị dột mưa do các cổ ống thoát nước thay vì do mái bị dột, thì chúng ta cần xử lý khắc phục từ cổ ống.
Đồng thời, công trình khi đưa vào sử dụng một thời gian, cần có quá trình kiểm tra định kỳ để nhận biết các rủi ro tiềm tàng, qua đó nâng cao cảnh giác hoặc khắc phục trước khi sự cố trở nên khó lường hơn.
Kinh nghiệm xử lý trần nhà thấm dột
Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm, Chống thấm Việt Thái đã xử lý hàng nghìn công trình với nhiều kiểu thấm dột khác nhau. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc một số kinh nghiệm xử lý thấm dột một vài hạng mục như sau:
- Thấm dột do vết nứt của bê tông: Khi vết nứt kết cấu xuất hiện thì phải dùng keo chuyên dụng bơm đầy vào những vết nứt này. Phủ tiếp một lớp chống thấm gốc xi măng lên trên bề mặt thấm, rồi phủ lớp vữa bảo vệ lên trên cùng.
- Dột mưa do trần nhà cũ: Tiến hành cạo sạch bề mặt trần đã bong tróc do thấm, dùng hóa chất rửa sạch rêu mốc bám lâu ngày trên bề mặt. Dùng hồ, vữa sửa chữa và keo trám khe để lấp đầy các lỗ hổng hay vết nứt. Khi trần nhà khô, tiến hành quét phủ hai lớp chống thấm để xử lý tình trạng này.
- Thấm dột từ vết nứt cổ ống trần nhà: Cần đục rộng vết nứt từ 3cm – 4cm rồi vệ sinh bề mặt. Quét lớp lót, trát bằng vữa chống thấm hai thành phần hoặc vữa đổ rót không co ngót Lemax Grout. Khi lớp vữa khô, quét lớp chống thấm gốc Polyurethane như Neoproof PU W hoặc Neoproof PU360…
- Thấm dột do hở khe giao hai mái: Thay các tấm tôn bị hư hỏng nếu giữa hai mái sử dụng tôn. Kiểm tra toàn bộ hệ thống ống thoát nước sao cho nước không thoát trực tiếp vào mặt tường, đỉnh tường hay các vị trí có sự giao nối như mái với tường, cửa sổ với tường…
Trên đây là một số kinh nghiệm xử lý những hạng mục thường hay thấm dột. Tuy nhiên, chúng ta cần tìm các đơn vị chống thấm uy tín để xử lý và sử dụng các vật liệu chất lượng tốt để công trình được chống thấm hiệu quả.
Những lưu ý khi sửa mái nhà bị dột
Sửa chữa mái nhà bị dột mưa với các tổ đội thầu thợ hay tự sửa chữa đều cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như chống thấm triệt để.
- Đảm bảo mái nhà chịu tải: Trước khi trèo lên mái nhà để xử lý thấm dột, cần đảm bảo mái nhà chịu được cân nặng của chúng ta. Khi thực hiện, cần để ý các vị trí yếu trên bề mặt mái.
- Xác định vị trí cần sửa: Khoanh vùng xử lý dứt điểm và tuần tự các vị trí thấm dột, để tránh việc leo trèo lên xuống quá nhiều trên mái, gây mất an toàn và tốn thời gian.
- Mua vật liệu phù hợp: Khi đã xác định vị trí và nguyên nhân thấm dột, chúng ta cần chọn mua vật liệu chống thấm chất lượng và cần lưu tâm quy trình thi công để đảm bảo chất lượng.
Quan trọng nhất ở việc xử lý chống thấm dứt điểm, đó là chúng ta cần xác định được rõ ràng nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án xử lý và thực hiện theo đúng quy trình.
Dịch vụ hỗ trợ và chuyên gia chống dột
Mỗi công trình đều cần được thi công chống thấm mọi vị trí để bảo vệ tài sản của chính chúng ta. Bên cạnh tài sản, đó cũng chính là tính mạng con người bởi những hậu quả khi không chống thấm cho các hạng mục của ngôi nhà mà Chống thấm Việt Thái đã nói ở trên.
Công trình bị thấm dột nghiêm trọng sẽ dẫn đến xuống cấp dù là công trình mới xây dựng. Một công trình bị thấm dột sẽ không thể giữ được vẻ đẹp ban đầu. Hãy đến với Chống thấm Việt Thái để được tận hưởng những dịch vụ chống thấm triệt để và hiệu quả nhất.
Công ty TNHH Thương mại Việt Thái – Chuyên phân phối vật liệu chống thấm – hóa chất xây dựng toàn quốc và thi công chống thấm công trình nhà ở, các công trình quy mô lớn, nhỏ khắp cả nước. Hotline của chúng tôi 0904 093 533 luôn sẵn sàng chờ đón những cuộc gọi từ khách hàng để tư vấn và cung cấp giải pháp chống thấm toàn diện nhất.
Với quy trình thi công chống thấm chuyên biệt, hệ thống tài liệu quy trình thi công, giám sát bài bản được xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm của Chống thấm Việt Thái. Chúng tôi có trên 20 năm kinh nghiệm sẽ mang đến sự an tâm cho khách hàng trong sứ mệnh bảo vệ không gian sống không còn chống thấm.
Phòng tránh nhà bị dột
Nhà bị dột không phải là hiện tượng hiếm gặp, và suy cho cùng, nếu nói có biện pháp nào phòng tránh hoàn toàn hay không thì câu trả lời là không. Vì thế, chúng ta cần lưu tâm các vấn đề sau để tránh việc nhà bị dột.
Thiết kế thực tế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn
Nhiều công trình pha trộn các kiểu thiết kế khác nhau mà không bám sát thực tế thì yếu tố địa chất, khu vực thời tiết, các hạng mục ngoài trời… dẫn đến khi xây dựng nên một công trình chứa đựng quá nhiều rủi ro về thấm dột.
Bên cạnh đó, thi công xây dựng không được giám sát chặt chẽ, bài bản, các vị trí nhỏ như cổ ống, ống thoát nước nếu không được cố định và chống thấm cẩn thận, sẽ dẫn đến thấm dột sau này.
Sử dụng vật liệu chất lượng
Đây là một nguyên nhân đau đớn mà nhiều công trình gặp phải. Nhiều chủ nhà đã xác định cần chống thấm, tuy nhiên, vì thờ ơ với việc chọn lựa đúng sản phẩm chất lượng, được bán bởi các đơn vị uy tín trong lĩnh vực như Siêu thị chống thấm, dẫn đến mua phải các vật liệu kém chất lượng.
Quản lý không gian xung quanh công trình
Nghe thì có vẻ lạ lùng, nhưng thực tế, chúng ta cần cắt tỉa cây cối xung quanh để tránh việc mái nhà bị đâm thủng hoặc cây cối đổ gãy (do mưa bão hoặc khô mục) đè lên các hạng mục của công trình.
Kiểm tra định kỳ các hạng mục
Đảm bảo các hạng mục được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu hư hỏng cần phải thay thế, sửa chữa.
Thấm dột là vấn đề nan giản và nhiều chủ nhà chấp nhận sống chung với nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta có sự hiểu biết nhất định để phòng tránh thấm dột, chắc chắn sẽ hạn chế được ít nhiều những hậu quả mà thấm dột gây nên. Một trong những biện pháp chủ động chính là thường xuyên bảo dưỡng các hạng mục, đặc biệt là vị trí ngoài trời, giúp chúng tránh được thấm dột có thể xảy đến bất cứ lúc nào.