Chống thấm WC

Bật bí phương pháp Chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch

chong tham nha ve sinh khong can duc gach

Một ngôi nhà đáng mơ ước không chỉ dựa vào kiến trúc bề ngoài mà còn cần phải chăm chút từng tiểu tiết và thiết bị lắp đặt bên trong. Trong đó, nhà vệ sinh tưởng chừng là công trình phụ song đòi hỏi chủ nhà phải đầu tư để thiết kế hợp lý, thông thoáng và sạch đẹp.

Bất kỳ nhà vệ sinh của gia đình nào cũng đòi hỏi những yêu cầu trên dẫu còn phải dựa trên mục đích và nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là ở nhà cao tầng, khi nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới, chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất tiện cho chúng ta và những người hàng xóm.

Vậy chúng ta cần lưu ý gì khi xây nhà vệ sinh hay xử lý thế nào khi nhà vệ sinh bị thấm nước? Liệu rằng màng chống thấm nhà vệ sinh có phù hợp để chống thấm hay không? Muốn chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch phải làm thế nào? Chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết sau.

Giới thiệu chung

Chống thấm là gì?

Chống thấm là hành động sử dụng một (hoặc nhiều) phương pháp với mục đích ngăn nước hay chất lỏng không thể thấm qua bề mặt kết cấu công trình.

Theo từ điển của lĩnh vực xây dựng, chống thấm là ngăn nước thấm vào bất cứ nơi nào đòi hỏi sự khô ráo và thông thoáng. Đó là lý do chúng ta cần chống thấm ngay từ khi xây dựng để tránh thấm dột sau này. Tuy nhiên, nhiều công trình vẫn bị thấm dột do một số yếu tố sau:

  • Yếu tố khách quan – Kỹ thuật chống thấm lạc hậu: Công trình xây dựng từ nhiều năm trước chắc chắn khó có thể được chống thấm bài bản, do vật liệu chưa đa dạng và tay nghề kỹ thuật thời điểm đó còn nhiều hạn chế.
  • Yếu tố chủ quan – Thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm đến chống thấm: Nhiều chủ đầu tư/ chủ nhà hay giám sát kỹ thuật thường chủ quan, xem nhẹ kỹ thuật thi công chống thấm dẫn đến công trình không được chống thấm đúng cách.
chong tham nha ve sinh khong can duc gach

Chống thấm là gì?

Bản chất của chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch

Như tiêu đề của bài viết liên quan đến chống thấm nhà vệ sinh, chúng ta có thể thấy, công nghệ chống thấm cho nhà vệ sinh đã phát triển đáng kể và nhiều trường hợp không cần phải đục gạch như trước kia. Cách chống thấm nền nhà vệ sinh giúp thi công chống thấm trở nên dễ dàng hơn, không tốn kém thời gian và tiền bạc để đục sửa bề mặt nhà vệ sinh.

Phương pháp chống thấm này hoạt động dựa trên nguyên lý xâm nhập sâu, phản ứng hóa học với vết nứt và khe hở trên bề mặt để tạo ra lớp màng chống thấm dẻo dai. Chống thấm không đục gạch được xem là phương pháp hiện đại, tiên tiến giúp ngăn chặn triệt để thấm dột nước.

Đây là phương pháp hữu ích giúp tăng độ bền, chống lại sự ăn mòn, bảo vệ bề mặt và kéo dài tuổi thọ công trình. Phương pháp này là xu hướng mới trong ngành xây dựng với ưu điểm bảo vệ môi trường xung quanh.

Định nghĩa vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm được định nghĩa là các sản phẩm chuyên dụng được nghiên cứu và sản xuất với chức năng ngăn chặn sự thấm nước vào bề mặt công trình. Thành phần của vật liệu chống thấm gồm các chất có gốc kỵ nước, có thể liên kết chặt chẽ vào sâu bên trong để lấp đầy các mao dẫn của bề mặt vật liệu giúp ngăn nước thấm qua. Tính năng này giúp vật liệu xây dựng có thể đảm bảo trần, sàn nhà vệ sinh hay sàn sân thượng, sàn mái bền vững hơn.

Ở Việt Nam, nhiều thầu thợ chuyên nghiệp đánh giá cao vật liệu chống thấm và nhận định đây là giải pháp hiệu quả không thể thiếu trong thi công chống thấm. Vật liệu chống thấm giúp bảo vệ công trình khỏi nước mưa, nước ngầm, hay nước mặt bao quanh (các công trình nằm sâu trong nước).

chong tham nha ve sinh khong can duc gach

Định nghĩa vật liệu chống thấm

Định nghĩa màng chống thấm

Một trong những vật liệu chống thấm phổ biến là màng chống thấm. Đây là vật liệu được làm chủ yếu từ Polymer tổng hợp, dạng tấm hoặc cuộn nên dễ vận chuyển và thi công. Màng chống thấm được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng hiện nay nhờ tác dụng chống thấm vô cùng hiệu quả.

Giới thiệu vật liệu chống thấm phổ biến

Sơn chống thấm

Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là hợp chất dạng nước, được hỗ trợ thêm các thành phần có tính kháng nước, giúp chống lại quá trình xâm nhập của nước hay chất lỏng khác vào bề mặt công trình.

Đối với bề mặt tường bê tông có cấu trúc phân tử rỗng, sau một thời gian dễ dàng bị thấm nước. Vì thế, sơn chống thấm giúp tạo ra lớp màng ngăn và bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước. Các thành phần kháng nước trong sơn chống thấm sẽ dễ dàng thâm nhập và lấp đầy vào sâu trong khe hở của lớp vữa, bảo vệ bề mặt chống lại tác hại của thấm nước.

Sơn chống thấm giúp bảo vệ, gia tăng tuổi thọ và khiến công trình có màu sắc sáng sủa hơn. Sơn chống thấm có cấu tạo có thể thay đổi tương ứng tùy thuộc vào thành phần và công nghệ sản xuất:

  • Nhựa chống thấm: Thường là polymer tổng hợp có vai trò tạo màng bảo vệ giúp ngăn thấm nước, có thể kể đến như Polyurethane, Acrylic, Epoxy, Styrene-butadiene, và nhiều loại khác.
  • Chất độn: Đây là thành phần được thêm vào sơn chống thấm nhằm tăng cường tính cơ học và độ dày của sơn. Chất độn có thể là bột đá, bột khoáng, sợi thủy tỉnh hay sợi bông…
  • Chất tạo màu: Sơn chống thấm có thể tạo màu sắc nên có chứa chất tạo màu giúp phân biệt các lớp sơn khi thi công.
  • Phụ gia và hóa chất: Được sử dụng để điều chỉnh tính chất của sơn như chất tạo độ bóng, chất kháng khuẩn hoặc chất chống thấm kháng UV.
  • Dung môi: Được sử dụng để pha loãng sơn sao cho dễ thi công và hỗ trợ quá trình khô của sơn chống thấm.
chong tham nha ve sinh khong can duc gach

Sơn chống thấm được sử dụng khá rộng rãi

Ưu điểm của sơn chống thấm

  • Ngăn thấm nước: Sơn chống thấm tạo ra lớp màng chống thấm, ngăn nước thấm vào cấu trúc, đảm bảo bền vững và kéo dài tuổi thọ công trình.
  • Dễ thi công: Sơn chống thấm có thể được thi công dễ dàng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức bảo dưỡng công trình.
  • Đa dạng màu sắc: Sơn chống thấm mang đến nhiều lựa chọn màu sắc tùy mục đích trang trí và tạo điểm nhấn cho công trình hay sở thích về màu sắc của chủ đầu tư.
  • Chống chịu môi trường khắc nghiệt: Sơn chống thấm có khả năng chịu được tác động của nước, ánh nắng, nhiệt độ và hóa chất…
  • Tính kinh tế: Sơn chống thấm có giá thành phải chăng. Bảo đưỡng bề mặt công trình bằng sơn chống thấm không tốn kém như các phương pháp chống thấm khác.

Màng chống thấm tự dính

Màng tự dính là gì?

Màng tự dính là vật liệu được sử dụng nhằm ngăn ngừa và chống thấm cho công trình. Màng chống thấm nhà vệ sinh có gốc bitum, bề mặt được bao phủ lớp HDPE. Mặt sau của màng được bao bọc bởi lớp màng silicon có chức năng bảo vệ.

Màng tự dính được làm từ nhựa bitum chưng cất với nhựa SBS. Thi công dễ dàng bằng cách đặt cuộn màng vào bề mặt đã được làm sạch và quét lót, sau đó, lột lớp màng silicon ở mặt dưới và dán lên bề mặt cần chống thấm.

Màng tự dính gồm hai lớp: Lớp trên là lớp bảo vệ, lớp còn lại là lớp tự dính. Đặc tính ưu việt của màng tự dính là độ bền cao, khả năng chịu nhiệt và áp suất tốt, không bị ảnh hưởng bởi nước, hóa chất và vi sinh vật gây hại.

Ưu điểm:

  • Thi công nguội dễ dàng bằng cách dán.
  • Bám dính tốt với bề mặt ngang và thẳng đứng.
  • Khả năng chống xâm thực clo, sunphate, kiềm loãng và axit khá tốt.
  • Kháng đâm xuyên và kháng xé hiệu quả.
  • Chống thấm nước và hơi nước tốt.
chong tham nha ve sinh khong can duc gach

Thi công màng tự dính chống thấm

Vật liệu chống thấm dạng lỏng

Vật liệu chống thấm dạng lỏng là gì?

Chất chống thấm là hợp chất hoặc hỗn hợp được sử dụng để bảo vệ bề mặt hoặc vật liệu xây dựng không bị nước hay chất tẩy rửa xâm nhập. Ngoài ra, chất chống thấm có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ chống ăn mòn đến tăng tuổi thọ của vật liệu.

Để đảm bảo chất lượng cũng như đáp ứng yêu cầu chống thấm hiệu quả, chúng ta cần lựa chọn đúng chất chống thấm theo từng hạng mục. Chất chống thấm được thiết kế đặc biệt nhằm tạo ra lớp màng chống thấm trên bề mặt, bảo vệ công trình khỏi tác động của môi trường và thời tiết khắc nghiệt.

Ưu điểm:

  • Chống thấm, ngăn ngừa nước thâm nhập.
  • Dễ dàng thi công.
  • Khả năng kết dính cao, có thể che lấp vết nứt.
  • Thân thiện với môi trường, an toàn cho con người.
  • Bám dính cao, chống ăn mòn.
  • Lớp phủ liền mạch không mối nối trên bề mặt.
  • Dễ dàng đưa công trình vào sử dụng sau thi công hoàn thiện.
  • Khả năng chống bức xạ tia UV, kháng lại tác động tiêu cực từ môi trường.
  • Tuổi thọ sử dụng khá dài.

Vật liệu chống thấm nào cũng cần đảm bảo thi công đúng kỹ thuật và tuân thủ quy trình bảo dưỡng để phát huy tối đa hiệu quả chống thấm, bảo vệ kết cấu công trình và bề mặt vật liệu. Song nhiều thầu thợ thường chủ quan, bỏ qua công tác bảo dưỡng sau khi thi công chống thấm khiến công trình có thể gặp sự cố trong tương lai gần.

Bảo dưỡng công trình sau khi thi công chống thấm cần lưu ý những điều sau:

  • Bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo tính hiệu quả của lớp chống thấm.
  • Kiểm tra và làm mới lớp chống thấm khi cần thiết.
  • Điều chỉnh hệ thống thoát nước.
  • Đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả giúp ngăn nước thấm vào nhà vệ sinh.
  • Sửa chữa khe nứt sớm để ngăn chặn nước xâm nhập vào trong.

Tại sao phải chống thấm nhà vệ sinh?

Chống thấm nhà vệ sinh cũ hay mới không nên bị xem nhẹ khi xây nhà bởi hạng mục này có thể quyết định đến chất lượng và độ bền vững của công trình trong tương lai.

Tưởng tượng chúng ta bước vào tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại… mà gặp phải nhà vệ sinh hôi hám, ẩm ướt, tường và trần bong tróc vôi vữa… thì cảm giác khó chịu ra sao?

Và nếu nhà vệ sinh ở gia đình chúng ta bị thấm nước như thế thì thật khủng khiếp và phiền toái. Vì thế, để tránh cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn, chúng ta cần chọn phương án chống thấm lâu dài và hiệu quả.

  • Nhà vệ sinh là nơi nhiều nước và tiếp xúc với nhiều nước, đặc biệt là mặt sàn thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa. Sau thời gian sử dụng, tình trạng ngập úng, ứ đọng nước khiến mặt sàn bị hư hỏng, mất vệ sinh nếu không thi công chống thấm.
  • Môi trường bị ẩm ướt khiến cho nấm mốc, vi khuẩn, côn trùng xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mặt sàn trơn trượt, gây nguy hiểm cho mọi người.
  • Nhà vệ sinh tiếp giáp với tường và trần, nếu khu vực này bị ẩm ướt lâu ngày chắc chắn kéo theo những vị trí liền kề bị ảnh hưởng.
  • Gây mất thẩm mỹ hẳn là không mấy dễ chịu. Hơn nữa, nhà vệ sinh bị ẩm ướt cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
chong tham nha ve sinh khong can duc gach

Tại sao phải chống thấm nhà vệ sinh

Lợi ích của chống thấm nhà vệ sinh

Rõ ràng, chống thấm chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta, nếu không, sẽ không mấy ai bận tâm đầu tư tiền để chống thấm cho vị trí này.

  • Bảo vệ sàn nhà vệ sinh: Chống thấm hiệu quả giúp bảo vệ sàn nhà vệ sinh khỏi thấm nước và ngăn nước tiếp xúc với bê tông, ngăn tạo vết nứt và sự hỏng hóc của sàn.
  • Giữ gìn sức khỏe: Nhà vệ sinh là không gian liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Không gian ẩm ướt và thấm nước sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn gây hại. Chống thấm giúp ngăn ngừa vấn đề này và duy trì sự sạch sẽ, khô ráo.
  • Tăng tuổi thọ công trình: Chống thấm cải thiện đáng kể tuổi thọ ngôi nhà nên chúng ta không phải lo lắng về sự xuống cấp do nước thấm qua tường hay sàn nhà vệ sinh nữa.
  • Tạo không gian sạch sẽ, thẩm mỹ: Nhà vệ sinh là khu vực cần được giữ sạch sẽ thường xuyên vì thế, chống thấm giúp nhà vệ sinh khô ráo, sạch sẽ và mang đến sự thoải mái cho người dùng.

Ra đời và phát triển qua từng chặng đường từ năm 2004, Công ty TNHH Thương mại Việt Thái (Chống thấm Việt Thái) là một trong những công ty hàng đầu về chống thấm, được đánh giá cao trong lĩnh vực chống thấm trên toàn quốc.

Chống thấm Việt Thái xử lý và khắc phục tình trạng thấm dột trên toàn quốc với các hạng mục sau:

  • Chống thấm nhà vệ sinh tại Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang…
  • Chống thấm trần nhà tại tại Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang…
  • Chống thấm bể bơi tại Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang…
  • Chống thấm bể cá Koi tại Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang…
  • Chống thấm tường ngoài tại Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang…

Chống thấm Việt Thái mang đến sự tin cậy cho khách hàng nhờ những yếu tố sau:

  • Giá cả, tiến độ thi công chống thấm đạt yêu cầu.
  • Quy trình chuẩn, tiếp nhận thông tin chính xác, nhanh chóng.
  • Xử lý chống thấm gọn gàng để công trình sớm đi vào hoạt động.
  • Nhân viên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chống thấm.
  • Công trình phải được nghiệm thu, ngâm thử nước trước khi bàn giao.

Chống thấm Việt Thái tự tin cam kết những điều sau đây:

  • Sử dụng các biện pháp chống thấm hiện đại nhất, thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm tốt nhất, chính hãng.
  • Cam kết chống thấm triệt để.
  • Đảm bảo giá thành hợp lý, từ giá cả vật tư đến thi công.
  • Bảo hành dài hạn nếu thi công tuân thủ quy trình giám sát.
  • Phục vụ khách hàng 24/24.

Mỗi người sẽ có những chuyên môn khác nhau, và Chống thấm Việt Thái được thành lập nhằm thực hiện sứ mệnh xử lý thấm dột cho các công trình. Nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ về thấm dột, vui lòng liên hệ hotline 0904 093 533 hoặc truy cập website www.chongtham.vn để tìm đọc các bài viết hữu ích của các chuyên gia Chống thấm Việt Thái. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong những hành trình sửa chữa, xử lý thấm dột đầy gian nan và thách thức nhé.

Bài viết liên quan: