Chống thấm WC

Phương pháp Chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả, triệt để độ bền dài lâu

chong tham san ve sinh

Trong thiết kế nhà dân hay các công trình xây dựng, nhà vệ sinh luôn là một không gian không thể thiếu. Một nhà vệ sinh được thiết kế không chỉ phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt cơ bản của mọi người, mà còn mang nhiều điểm nhấn cho ngôi nhà của chúng ta.

Tuy nhiên, để thiết kế và xây dựng một nhà vệ sinh phù hợp cho không gian trong ngôi nhà, đảm bảo được công năng và sự tiện lợi là điều rất nhiều người quan tâm hiện tại. Chống thấm nhà vệ cũ hay mới cũng đều quan trọng như nhau, và nếu bỏ qua Chống thấm sàn nhà vệ sinh, công trình sẽ khó được đảm bảo tính bền lâu.

Giới thiệu vấn đề thấm nước trong nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là khu vực được sử dụng thường xuyên, đặc biệt với nhà vệ sinh công cộng trong các công trình chung cư, tòa nhà văn phòng. Với đặc thù nằm trong môi trường ẩm ướt, không thoáng khí, nhà vệ sinh được coi là nơi khá bẩn và tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của con người.

Đặc biệt, nhà vệ sinh bị thấm dột sẽ vô cùng nghiêm trọng. Những trường hợp tường nhà vệ sinh hay trần nhà vệ sinh bị thấm dột không còn là điều xa lạ. Từ việc không chống thấm hoặc chống thấm không đúng quy trình, đến hoạt động sử dụng nước quá thường xuyên trong nhà vệ sinh, sẽ khiến nơi này bị thấm dột.

Khi nhà vệ sinh bị thấm dột bắt buộc phải sửa chữa sẽ kéo theo nhiều phiền toái nhất định như sau:

  • Gây tốn kém do phải đục phá gạch ốp lát cũ rồi ốp lại.
  • Việc tháo ra lắp vào các thiết bị vệ sinh có thể gây hỏng hóc sau này.
  • Phải xử lý việc vận chuyển chất thải, các vật liệu cồng kềnh.
  • Sửa chữa gây ồn ào, bụi bẩn cho gia đình và hàng xóm.
  • Gây hư hại cho công trình do thấm nước sẽ lan rộng sang các vị trí kề cận hoặc bên dưới.
chong tham san ve sinh

Thấm nhà vệ sinh sẽ lan rộng sang các vị trí kề cận hoặc bên dưới

Nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh còn được gọi bằng cái tên công trình phụ, tuy nhiên, vai trò của nó lại không hề “phụ”. Không chỉ là hạng mục phức tạp nhất trong một công trình, đây còn lại nơi nhạy cảm dễ bị thấm dột hơn cả. Nhà vệ sinh bị thấm dột có thể dễ dàng được phát hiện bằng mắt thường qua các hiện tượng như sau:

  • Thấm, dột, chảy nước xuống trần nhà dưới phòng vệ sinh, hộp kỹ thuật do nhà vệ sinh không chống thấm ban đầu.
  • Sàn vệ sinh bị nứt dù đã chống thấm hoặc chống thấm sai phương pháp.
  • Thấm, dột, chảy nước (không phải từ vị trí nhà vệ sinh) xuống trần nhà bên dưới do thi công chống thấm không triệt để. Nước ngấm qua dầm vào sàn và thất tại vị trí bê tông kết dính không tốt.
  • Những vết nứt, lỗ hổng hoặc hư hỏng trong kết cấu nhà vệ sinh.
  • Thiết kế không đúng chuẩn hoặc không tối ưu có thể dẫn đến nước xâm nhập vào các khe hở trong kết cấu và gây ra thấm nước.
  • Lỗi trong quá trình thi công, sử dụng vật liệu không đạt chất lượng, vật liệu không phù hợp hoặc không tuân thủ quy trình thi công.
  • Các yếu tố tự nhiên bất khả kháng như mưa, ẩm ướt và độ ẩm cao có thể làm tăng khả năng thấm nước trong nhà vệ sinh.

Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh hiện nay vẫn bị bỏ ngỏ dù hậu quả của việc này là nghiêm trọng. Chỉ bằng một cú nhấp chuột, rất nhiều những hình ảnh liên quan đến hậu quả của không chống thấm nhà vệ sinh sẽ hiện ra. Chống thấm nhà vệ sinh sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, các tiện ích khi sử dụng và độ bền của công trình.

Đặc trưng của nhà vệ sinh là độ ẩm cao, bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nước và các chất tẩy rửa (lau sàn) quá thường xuyên khiến nhà vệ sinh giảm sút chất lượng. Không chống thấm ngay từ đầu đồng nghĩa với việc thấm dột tất cả các hạng mục khác sẽ không tránh khỏi.

Chống thấm nhà vệ sinh giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Đừng để nhà vệ sinh bị hư hại rồi mới tính đến phương án sửa chữa.

Chủ động chống thấm sàn nhà vệ sinh giúp công trình nâng cao độ bền, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho con người.

chong tham san ve sinh

Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh

Giải pháp chống thấm sàn vệ sinh bằng vật liệu cán phủ

Chống thấm về cơ bản là việc sử dụng một vật liệu nào đó có tính năng đáp ứng được việc ngăn chặn nước hoặc các chất lỏng thâm nhập vào một bề mặt nào đó. Các vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến có thể là vật liệu màng, chất chống thấm dạng lỏng hay lớp phủ, sơn quét… Tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ công trình xây dựng bền vững, thách thức các yếu tố môi trường bên ngoài.

Với sự đa dạng của các vật liệu chống thấm trên thị trường hiện nay, vật liệu cán phủ có lẽ là phù hợp nhất  để chống thấm nhà vệ sinh. Dưới đây là một số vật liệu cán phủ để chống thấm nhà vệ sinh.

Màng chống thấm tự dính bitum (Bitumax)

Được thiết kế để chống thấm cho bề mặt như mái, tầng hầm, ban công, tầng hầm và đặc biệt là chống thấm nhà vệ sinh. Màng Bitumax được nhận định phù hợp chống thấm khu vực ẩm ướt. Là loại màng bitum biến tính tự dính SBC, Bitumax được gia cường bởi lớp sợi polyester chắc chắn.

Màng chống thấm có thể thi công trên đa dạng bề mặt nền, thi công nhanh chóng trên diện tích lớn, không cần gia nhiệt khi thi công (khác màng khò nóng) nên sự an toàn được đánh giá  cao.

Vật liệu chống thấm gốc xi măng (Revinex Flex FP)

Là chất chống thấm gốc xi măng có độ đàn hồi cao bằng cách trộn Revinex Flex (thành phần A) với Revinex Flex FP (thành phần B), sử dụng chống thấm cho nhà vệ sinh. Sản phẩm có tính năng kết liền khe nứt, không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím, bám dính hoàn hảo lên hầu hết các chất nền như bê tông, đá, gốm sứ và gạch…

Vật liệu chống thấm Polyurethane (Neoproof PU360)

Vật liệu chống thấm PU biến tính, có độ đàn hồi cao, khả năng ngăn chặn sự thâm nhập hơi ẩm, nhanh khô và kết liền khe nứt. Neoproof PU360 là vật liệu thân thiện môi trường do không chứa dung môi hay bitum; ứng dụng phù hợp cho nhiều dạng chất liệu xây dựng, như bê tông, thạch cao, tường xây, kim loại, gỗ.

Chống thấm sàn nhà vệ sinh

Vật liệu chống thấm Polyurethane (Neoproof PU360)

Vật liệu chống thấm cán phủ

Tính năng của vật liệu chống thấm cán phủ

Trong bất kỳ công trình nào, chống thấm nhà vệ sinh nếu không được thực hiện nghiêm túc sẽ dẫn đến rắc rối sau này. Có nhiều vật liệu chống thấm trên thị trường, từ phương pháp truyền thống như nhựa đường, xi măng…, đến giải pháp chống thấm gốc nước, gốc Polyurea thân thiện với môi trường.

Trong đó, vật liệu chống thấm cán phủ (hay phủ bảo vệ) có tính năng như tên gọi của sản phẩm này. Đó là che phủ chống thấm trên bề mặt nằm ngang/ thẳng đứng trước khi ốp lát, trát.

Ưu điểm và lợi ích của vật liệu cán phủ

Thực tế, chống thấm nhà vệ sinh trong chung cư hay nhà dân đều cần được quan tâm. Trên thị trường, vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh rất nhiều, từ sản phẩm sản xuất trong nước đến nhập khẩu. Đây cũng là một lý do khiến chúng ta phân vân không biết nên chọn vật liệu nào để phù hợp với nhu cầu thực tế?

Trong phạm vi bài viết này, Chống thấm Việt Thái sẽ giới thiệu về vật liệu chống thấm cán phủ ứng dụng cho nhà vệ sinh, với thương hiệu Neotex đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.

Chống thấm sàn nhà vệ sinh - Chống thấm cổ ống

Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng vật liệu cán phủ rất phổ biến

Vật liệu chống thấm cán phủ có những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Khả năng ngăn ẩm, chống thấm.
  • Có khả năng chống cong và vặn.
  • Bám dính hoàn hảo trên các bề mặt vật liệu từ gỗ, kim loại, thạch cao đến bê tông.
  • Dễ dàng thi công và giá thành phải chăng.
  • Nhanh khô và có tính kết liền khe nứt.
  • Thân thiện với môi trường, không chứa các chất liệu gây cháy nổ.
  • Nhờ những ưu điểm kể trên, vật liệu chống thấm cán phủ được sử dụng rộng rãi trong thực tế:
  • Chống thấm các khu vực ẩm ướt như phòng tắm, phòng giặt, nhà vệ sinh.
  • Chống thấm mái sân thượng, sê-nô.
  • Chống thấm phủ bảo. vệ bề mặt thẳng đứng hoặc nằm ngang trước khi bả thạch cao/ ốp lát.
  • Phát huy hiệu quả làm lớp ngăn ẩm cho mái và tường trước khi thi công tấm cách nhiệt, cách âm.

Hướng dẫn thi công nhà vệ sinh đúng cách

Để xử lý sàn nhà vệ sinh bị thấm đúng cách, phát huy hiệu quả chống thấm cao, các chuyên gia kỹ thuật của Chống thấm Việt Thái khuyến cáo cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tuân thủ tài liệu của nhà sản xuất. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau xem từng bước thực hiện chống thấm nhà vệ sinh sẽ ra sao?

Kiểm tra công trình và đánh giá thực trạng

Nhiều người khi gặp phải tình trạng nhà vệ sinh bị thấm đã vội vàng gọi thợ đến sửa chữa mà quên việc kiểm tra kỹ xem nguyên nhân thấm dột là gì.

  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống ống thoát nước do đây là nơi dễ thấm dột nhất. Trong quá trình thi công miệng ống có thể không đảm bảo nên nước đã rò rỉ từ vị trí này, lâu dần thấm vào kết cấu công trình nhà vệ sinh.
  • Kiểm tra sàn nhà vệ sinh xem gạch lát có kín không. Bề mặt sàn thường gây ra thấm dột. Với đặc thù sàn nhà vệ sinh có độ dốc thoát nước nên có thể nước đã bị ứ đọng hoặc vị trí nào đó gặp sự cố.
  • Kiểm tra vị trí hộp kỹ thuật xem có dấu hiệu bị nứt, rò rỉ nước ra bên ngoài không?
  • Kiểm tra các vị trí tiếp giáp giữa tường với sàn nhà để phát hiện các vết nứt, khe hở gây thấm dột.

Việc kiểm tra giúp chúng ta ghi nhận, đánh giá rõ tình trạng hiện tại của nhà vệ sinh, qua đó xác định mức độ hư hỏng để áp dụng các phương pháp chống thấm phù hợp.

Thi công chống thấm nhà vệ sinh

Sau khi đã kiểm tra các vị trí trong nhà vệ sinh để tìm ra nguyên nhân thấm dột, chúng ta sẽ bắt đầu thi công chống thấm cho không gian này. Cách chống thấm cho nhà vệ sinh tầng 2 hay các tầng khác nhìn chung đều không khác nhau.

Bước 1: Xử lý bề mặt cần chống thấm

  • Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, rác thải, vữa thừa,… bám trên bề mặt.
  • Đục bỏ vữa thừa, dùng máy mài đánh sạch bề mặt để làm tăng độ ma sát giúp cho vật liệu chống thấm bám dính tốt hơn lên bề mặt.
  • Sử dụng máy thổi hoặc máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn và tạp chất.
  • Đảm bảo bề mặt sạch sẽ trước khi thi công.
  • Sử dụng keo chống thấm để xử lý các vết nứt, khe hở trên bề mặt cổ ống trong nhà vệ sinh.
  • Tạo độ ẩm bề mặt bằng cách phun nước sạch đều lên trên. Việc này sẽ giúp vật liệu bám dính tốt hơn trên bề mặt. Phun lượng nước vừa phải, tránh gây ứ đọng nước trên bề mặt.
chong tham san ve sinh

Bước 1: Xử lý bề mặt cần chống thấm

Bước 2: Thi công chống thấm

  • Thi công chống thấm cho cổ ống thoát nước, tường và sàn nhà vệ sinh.
  • Trộn xi măng với cát theo tỉ lệ 1:1 rồi trát bo góc dốc ở vị trí chân tường.
  • Quét chất chống thấm để ngăn sự thấm nước do nứt, lún. Quét lớp sau vuông góc với lớp trước để đảm bảo bề mặt không xuất hiện bọt. Lớp thứ 2 nên quét cách cách lớp thứ nhất từ 2 – 3 giờ.
chong tham san ve sinh

Bước 2: Thi công chống thấm

Bước 3: Kiểm tra – nghiệm thu

  • Sau khi thi công, đợi cho bề mặt nhà vệ sinh khô rồi xả nước ngập các vị trí vừa chống thấm.
  • Sau 24 giờ có thể kiểm tra hiệu quả chống thấm. Nếu đạt thì tiến hành cán lớp vữa để bảo vệ lớp chống thấm, rồi lát gạch lên sàn nhà vệ sinh.

So sánh các giải pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh

Mỗi vật liệu chống thấm có những tác dụng nhất định, vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, lắng nghe ý kiến tư vấn từ các chuyên gia kỹ thuật để chọn lựa vật liệu thích hợp cho công trình thực tế. Bảng so sánh sau sẽ giúp chúng ta xác định vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất theo nhu cầu của từng công trình và tình trạng thấm dột.

Vật liệu Ưu điểm Nhược điểm
Màng tự dính
  • Khả năng chống thấm nước, ăn mòn và các va đập cơ học.
  • Độ bám dính cao, tính chất cơ học tuyệt vời, phù hợp với các loại bề mặt.
  • Chống thấm triệt để, hiệu quả cao.
  • Bám dính tốt trên bề mặt thi công.
  • An toàn với sức khỏe con người và không có hóa chất độc hại.
  • Không yêu cầu khắt khe về kỹ thuật nên thầu thợ dễ chủ quan.
  • Khi có sai sót thì phải bóc hết lớp màng lên xử lý từ đầu.
  • Đòi hỏi xử lý mối nối mép màng triệt để.
  • Không phải là vật liệu có độ bền và tuổi thọ cao nhất so với các vật liệu chống thấm dột khác.
Màng khò nóng
  • Có lớp bitum polymer bao phủ hoàn toàn cho lớp gia cố bằng lưới polyester.
  • Khả năng chịu nhiệt, chống tia UV và chống thấm hiệu quả.
  • Tính đàn hồi tốt.
  • Tuổi thọ kéo dài hàng chục năm.
  • Đòi hỏi tay nghề thi công cao.
  • Phải xử lý các điểm chồng mép.
  • Thi công khó, tốn thời gian, công sức.
  • Có thể gây bỏng, cháy nổ.
  • Tuổi thọ và độ bền không quá cao.
Chất chống thấm cán phủ
  • Bám dính cao, chống đâm thủ và chống được tia UV.
  • Dễ thi công bằng chổi, máy phun.
  • Độ bền phụ thuộc vào bề mặt vật liệu (bề mặt sạch hay bẩn).
  • Giá thành cao, bám dính kém nếu bề mặt có hơi ẩm.
  • Hiện tượng bong tróc có thể xảy ra nếu có hơi ẩm dưới lớp quét.
  • Không dùng để chống thấm ngược.

Xu hướng vật liệu thân thiện môi trường

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các lĩnh vực sản xuất đều hướng dần đến sự phát triển bền vững nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường. Việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng cũng hòa chung dòng chảy xu hướng đó, và dần trở nên phổ biến bởi những tác động tích cực đến môi trường và nền kinh tế.

Một trong số các loại vật liệu chống thấm hướng đến thân thiện với môi trường – người dùng, chính là chất chống thấm dạng lỏng thương hiệu Neotex (Hy Lạp). Đây là loại vật liệu chống thấm không chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân hay có rất ít chất hữu cơ bay hơi VOC. Vật liệu chống thấm của Neotex còn có khả năng chống cháy, chống ăn mòn, góp phần bảo vệ sức khỏe của mọi người.

Giá thành các vật liệu chống thấm thân thiện với môi trường chưa cạnh tranh được so với các vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, nếu xét về độ bền, tuổi thọ công trình thì chắc chắn sử dụng các vật liệu chống thấm xanh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Để nhà vệ sinh được chống thấm hiệu quả, chúng ta cần tìm được các đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh chất lượng. Chống thấm Việt Thái với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý chống thấm cam kết mang đến cho khách hàng các giải pháp chống thấm toàn diện, giá thành hợp lý cùng hệ thống quy trình, tài liệu kỹ thuật bài bản, chuyên nghiệp.

Đến với Chống thấm Việt Thái, khách hàng sẽ được tư vấn tận tình cùng nhiều lợi ích như:

  • Tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.
  • Đội ngũ thi công chống thấm nhà vệ sinh có nhiều năm trong kinh nghiệm.
  • Sử dụng phương pháp chống thấm hiện đại, đảm bảo hiệu quả lâu dài.
  • Giá cả cạnh tranh, nhiều ưu đãi đặc biệt các khách hàng tổ đội thi công, hay các dự án lớn.
  • Chính sách bảo hành lâu dài, hỗ trợ sửa chữa miễn phí trong quá trình sử dụng.

Hãy liên hệ ngay số hotline 0904 093 533 để đồng hành cùng Chống thấm Việt Thái trong việc bảo vệ công trình bền vững theo tháng năm nhé.