Trong xu hướng thiết kế sân thượng gần đây, mẫu nhà có sân thượng được nhiều gia đình lựa chọn về tính thẩm mỹ, công năng và mục đích sử dụng. Sân thượng mang đến không gian thoáng đãng, đặc biệt cho các ngôi nhà ống nhỏ hẹp nằm sâu trong ngõ nhỏ hoặc thấp hơn các ngôi nhà xung quanh.
Sân thượng được biết đến là không gian thoáng mát để hóng gió, trồng cây…, thậm chí trồng rau hay cây cảnh. Bên cạnh việc hứng trọn những cơn mưa, sân thượng còn có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tưới nước do chúng ta thực hiện, nên không thể tránh khỏi việc nước bị thấm dột xuống phía dưới.
Bài viết sau đây sẽ mô tả những hậu quả khi sân thượng bị thấm dột, phương pháp xử lý bằng sơn chống thấm sân thượng, cũng như sơn chống thấm sân thượng loại nào tốt.
Sân thượng và hậu quả khi bị thấm dột
Giới thiệu về sân thượng
Sân thượng là thuật ngữ mô tả vị trí trên cùng của ngôi nhà, thường được bố trí ở khoảng sân phía trước có nhiều gió, ánh sáng, giúp không gian trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn. Tuy vậy, vì tiếp xúc với thời tiết trực tiếp và thường xuyên, nên sân thượng bị thấm dột là chuyện phổ biến hiện nay.
Mặc dù chỉ là khoảng không gian nhỏ của ngôi nhà nhưng để thiết kế được một sân thượng đẹp đúng nghĩa thì lại phụ thuộc vào sở thích và mục đích sử dụng. Ngoài ra, cần tiến hành xử lý chống thấm sân thượng ngay từ đầu để giúp nơi này tránh những rủi ro về thấm dột sau này.
Hậu quả của sân thượng bị thấm dột
Với nhiều năm kinh nghiệm trong chống thấm, Chống thấm Việt Thái thường tư vấn cho khách hàng những việc cần chú ý khi thiết kế sân thượng và cách ngăn thấm nước sàn bê tông trên sân thượng.
- Sân thượng bị thấm dột, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới trần nhà và tường nhà. Những vết loang lổ, phồng rộp hay vết nứt sẽ khiến không gian sống bị ảnh hưởng.
- Thấm dột lan vào tường – nơi có ổ điện hoặc đường dây điện ngầm bên trong, có thể gây ra cháy nổ, điện giật vô cùng nguy hiểm.
- Tạo điều kiện cho nấm mốc và vi sinh vật có hại phát triển, gây ra các bệnh về da và đường hô hấp.
- Tường bị ẩm thấp sẽ khiến cấu trúc xi măng không giữ được sự cứng chắc, xuất hiện rạn nứt.
- Công trình bị giảm sút về hiệu quả sử dụng và công năng.
- Tổn thất về nội thất và đồ đạc do ảnh hưởng của thấm dột.
- Tốn kém chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và chống thấm.
Sơn chống thấm và công dụng
Giới thiệu sơn chống thấm
Đó là lý do nhiều vật liệu chống thấm đã được ra đời để xử lý thấm dột. Trong đó, sơn chống thấm sân thượng sẽ giúp đảm bảo chất lượng mà không làm thay đổi kết cấu hay vẻ đẹp vốn có của công trình.
Sơn chống thấm là một hỗn hợp các chất đặc biệt có dạng lỏng, và được coi là hợp chất chống thấm đặc biệt. Sơn chống thấm có những liên kết hóa học bền chặt, tạo thành một lớp màng sơn bao phủ để bảo vệ bề mặt công trình.
Ưu điểm của sơn chống thấm
Sơn chống thấm có khả năng chống ẩm, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước hay các dạng chất lỏng khác vào kết cấu công trình xây dựng, phù hợp cho bề mặt nằm ngang lẫn thẳng đứng. Sơn chống thấm có những công dụng như sau:
- Tính thẩm mỹ: Là loại sơn ngoài cùng phủ lên bề mặt, vừa là lớp tiếp xúc trực tiếp với môi trường, vừa đảm nhiệm chức năng trang trí cho công trình. Thực tế có thể kết hợp sơn chống thấm với sơn nước màu ngoại thất nhằm giúp tăng khả năng bảo vệ và thẩm mỹ cho công trình.
- Thi công được đơn giản hóa: Quá trình thi công sơn chống thấm nhanh chóng, đơn giản, không cần máy móc đặc biệt. Pha chế sơn chống thấm theo quy trình và tỷ lệ nhất định nên dễ thực hiện.
- Hiệu quả kinh tế: Sơn chống thấm giúp bảo vệ công trình trước các yếu tố môi trường. Sử dụng sơn chống thấm ngay khi xây dựng sẽ giúp tăng độ kiên cố, tính bền vững cho công trình. Qua đó, tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với chi phí sửa chữa, khắc phục sau này.
- Đa dạng chủng loại và chức năng: Sơn chống thấm có nhiều loại và chức năng phù hợp cho chống thấm và trang trí. Một số sơn chống thấm có khả năng chống nấm mốc, rong rêu, chống tia cực tím hiệu quả.
- Khả năng bám dính cực tốt: Khả năng kết dính và bám dính tốt trên nhiều chất liệu như bê tông, gạch, xi măng, gỗ, kim loại… do sơn chống thấm chỉ có một thành phần.
- Khả năng chống thấm nước, chống ăn mòn: Sơn chống thấm có khả năng chịu được mọi thời tiết từ nhiệt độ thấp đến cao, mưa gió hay tia UV. Từ nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao.
- Giá thành sản phẩm thấp: Đa phần sản phẩm chống thấm một thành phần như sơn chống thấm đều có giá thành rẻ hơn so với loại 2 thành phần. Vì vậy, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình.
- Dễ vệ sinh và bảo dưỡng: Sơn chống thấm tạo ra bề mặt mịn và dễ dàng làm sạch. Điều này làm cho việc vệ sinh và bảo dưỡng sân thượng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Sơn chống thấm sân thượng đóng vai trò quan trọng, giúp bảo vệ và duy trì sự kín khít của bề mặt sân thượng, đặc biệt ở những khu vực tiếp xúc trực tiếp với thời tiết, mưa, và nước.
Sơn chống thấm sân thượng loại nào tốt?
Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm khi quyết định sẽ chọn vật liệu để xử lý chống thấm. Hiện nay, có các dạng sơn chống thấm như sau:
- Sơn chống thấm acrylic: Là lựa chọn phổ biến và tương đối hiệu quả. Sơn chống thấm Acrylic được làm từ Acrylic, có khả năng tạo ra màng chống thấm mịn, linh hoạt, và kháng nước. Loại sơn này có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt như bê tông, gạch.
- Sơn chống thấm polyurethane: Là loại sơn cao cấp và có độ bền tương đối. Sơn chống thấm Polyurethane có khả năng tạo ra lớp màng chống thấm mạnh mẽ, kháng hóa chất và chống chịu được tác động của thời tiết. Loại sơn này thường được sử dụng cho các công trình yêu cầu độ bền cao.
- Sơn chống thấm bitum: Là sự kết hợp giữa bitum và các hợp chất kháng nước. Sơn chống thấm Bitum ứng dụng phổ biến ở các bề mặt chịu nhiều nước như mái bê tông hoặc nền móng. Loại sơn này có khả năng bám dính tốt và chống thấm nước hiệu quả.
- Sơn chống thấm cao su: Là sự kết hợp giữa cao su và các hợp chất chống thấm. Sơn chống thấm cao su được sử dụng để phủ lớp bề mặt sân thượng giúp ngăn thấm nước. Sơn chống thấm cao su khá linh hoạt và bám dính tốt.
- Sơn chống thấm Silicate: Là loại sơn có khả năng kết tủa thành màng vô cơ khi tiếp xúc với bề mặt bê tông. Sơn chống thấm Silicate giúp tạo ra màng bám vững và chống thấm tốt trên bề mặt sân thượng.
Sơn chống thấm phổ biến cho sân thượng
Bảng so sánh giữa hai đại diện sơn chống thấm cho sân thượng phổ biến dưới đây gồm: Sơn chống thấm bitum và sơn chống thấm nhựa tổng hợp, sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về những sản phẩm này.
Nội dung |
Vật liệu chống thấm bitum |
Sơn chống thấm nhựa tổng hợp |
Đặc điểm |
|
|
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng |
|
|
Quy trình sơn chống thấm sân thượng
Để có một sân thượng đẹp và bền bỉ theo thời gian, chúng ta cần chống thấm ngay từ đầu. Đối với công trình cũ chưa chống thấm, cần khảo sát thực trạng và tình trạng thấm dột để đưa ra phương án xử lý hiệu quả.
Nội dung dưới đây sẽ trình bày về quy trình sơn chống thấm sân thượng mà các chuyên gia kỹ thuật của Chống thấm Việt Thái đã thực hiện trong nhiều năm qua.
Chuẩn bị bề mặt
Để chống thấm sân thượng đạt chất lượng tốt nhất thì bề mặt cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Băm, đục sạch lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa bằng búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
- Trên bề mặt bê tông, đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1cm – 2cm, sâu 2cm.
- Đục bỏ phần bám dính ở các hốc rỗng, túi đá, lỗ rỗ, đục rộng và sâu đến tận phần bê tông đặc chắc.
- Đục rãnh rộng 2cm – 3cm, sâu 3cm quanh miệng lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm.
- Sử dụng thanh trương nở và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
- Mài toàn bộ bề mặt cần chống thấm bằng máy mài để làm bong tróc tạp chất, bụi bẩn còn sót để chắc chắn dung dịch chống thấm được thẩm thấu tốt nhất.
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bằng chổi, cọ quét hay máy thổi, máy hút bụi công nghiệp.
Thi công chống thấm sân thượng
Xử lý gia cố các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… ở sàn bê tông bằng vữa không co.
Quấn thanh cao su trương nở vào các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn rồi đổ vữa không co.
Đối với màng khò nóng và màng tự dính:
- Bước 1 – Quét lớp lót tạo dính: Sử dụng lu sơn để tạo lớp quét lỏng mỏng và đều, bao phủ toàn bộ bề mặt (chỉ quét lót cho phần diện tích thi công trong ngày). Chờ lót khô thì dán màng chống thấm.
- Bước 2 – Dán màng chống thấm Bitum: Kiểm tra lớp màng trước khi dán, đặt vào vị trí cần chống thấm và trải ra. Cuốn ngược lại cuộn màng nhưng không thay đổi các hướng đã định, dùng đèn khò để làm lớp màng tan chảy dính vào bề mặt đã được quét lót. Sử dụng lực cơ học (con lăn hoặc ấn mạnh lực chân) lên phần màng đã khò để tạo bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh bọt khí dưới màng.
Đối với chất chống thấm dạng lỏng:
- Bước 1 – Bão hòa nước và bo góc chân tường: Trước khi thi công, cần phun nước lên bề mặt để tránh tình trạng vật liệu chống thấm không thấm vào bê tông tạo liên kết. Bo góc chân tường bằng xi măng cát hoặc Latex, quét lớp chống thấm và dán lưới thủy tinh bo góc với bề rộng lưới từ 10cn – 15cm.
- Bước 2 – Thi công: Tùy từng sản phẩm thi công hai hoặc ba lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm. Cần thi công các lớp chống thấm vuông góc với nhau theo chiều từ trên xuống, lớp sau được quét khi lớp trước đã khô mặt (tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời và loại sản phẩm được sử dụng).
Tùy thuộc mức độ cần chống thấm và quy định của từng loại sản phẩm để đưa ra định mức thi công theo đúng tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. Chia vật liệu trộn thành các thùng nhỏ để thi công cùng lúc.
Lợi ích dài hạn của sơn chống thấm sân thượng
Các vật liệu chống thấm nói chung và sơn chống thấm nói riêng đều mang đến nhiều lợi ích, tiêu biểu như sau:
- Lợi ích bảo vệ: Sơn chống thấm sân thượng giúp bảo vệ tài sản khỏi sự phá hủy do nước mưa hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nước có thể thâm nhập vào quần áo, đồ dùng gia đình, thiết bị điện tử hay đồ nội thất và gây hư hỏng nghiêm trọng.
- Tăng tuổi thọ của sân thượng: Sơn chống thấm sân thượng giúp tăng tuổi thọ của sàn mái và kết cấu khác. Nếu không bảo trì đúng cách, sân thượng có thể bị phá hủy bởi tác động của thời tiết, dẫn đến chi phí sửa chữa cao.
- Tăng giá trị ngôi nhà: Xử lý chống thấm sân thượng giúp bảo vệ tài sản và tăng giá trị của công trình. Sân thượng được chống thấm hiệu quả sẽ giúp chủ nhà ghi điểm đối với những người đến thăm.
- Bảo vệ sức khỏe: Chống thấm sân thượng không đúng cách sẽ khiến nước thấm vào nhà, kéo theo sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Chống thấm sân thượng đúng cách và hiệu quả giúp giảm thiểu những nguy cơ này, qua đó giữ gìn sức khỏe cho mọi người.
So sánh sơn chống thấm với vật liệu chống thấm chuyên dụng
TT | Nội dung | Ưu điểm | Nhược điểm |
1 | Sơn chống thấm bitum |
|
|
2 | Sơn chống thấm nhựa tổng hợp |
|
|
3 | Màng khò nóng |
|
|
4 | Màng tự dính |
|
|
5 | Sản phẩm gốc polyurethane |
|
|
6 | Sản phẩm gốc polyurea |
|
|
Hiện nay, các phương pháp chống thấm đa dạng và phổ biến, dễ dàng cho chủ đầu tư và thầu thợ lựa chọn. Tuy nhiên, sơn chống thấm cần lưu ý khi thi công để đảm bảo hiệu quả cao. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, các chất chống thấm dạng lỏng như vật liệu chống thấm gốc polyurethane hoặc polyurea đã ra đời, bên cạnh màng tự dính và màng khò nóng, mang đến nhiều lựa chọn cho nhu cầu của khách hàng.
Điều quan trọng nhất, bên cạnh việc nhận ra sự thiết yếu của việc chống thấm, chính là lựa chọn vật liệu phù hợp, chính hãng và được thi công bởi tổ đội thầu thợ nhiều kinh nghiệm, giúp cho công trình được bảo vệ sự toàn vẹn và giá trị sử dụng.
Để biết thêm thông tin khách hàng có thể liên hệ ZALO