Mái nhà là bộ phận quan trọng của một ngôi nhà, hay nói rộng ra, một ngôi nhà hoàn chỉnh thì cần phải có đầy đủ các bộ phận từ móng đến mái. Mái nhà không chỉ là nơi che nắng, che mưa và bảo vệ công trình trước tác động của thời tiết, môi trường…, mà còn mang giá trị về tính thẩm mỹ.
Có rất nhiều kiểu mái khác nhau phổ biến trên thị trường, và mỗi loại mái sẽ có những đặc điểm riêng, phù hợp với kiến trúc nhất định của từng ngôi nhà cũng như nhu cầu cá nhân của chủ đầu tư.
Giới thiệu về tầm quan trọng của chống thấm mái
Mái nhà là phần trên cùng của ngôi nhà và là bộ phận thiết yếu, có chức năng bao phủ, che chắn khỏi các yếu tố ngoại cảnh. Mái nhà chính là nơi bảo vệ con người và các vật dụng nội thất bên trong khỏi những tác động của môi trường. Để mái nhà phát huy được vai trò bảo vệ thì cần giúp phần mái bền vững qua những yếu tố như chống thấm, chống ẩm, chống rêu mốc…
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về mái nhà bê tông. Mái bê tông là nơi chịu tác động lớn của thời tiết thất quanh năm, gây ra tình trạng nứt sàn mái bê tông. Từ đó, mỗi khi mưa xuống hoặc chúng ta phun nước làm mát mái hoặc tưới cây, một lượng nước lớn ứ đọng lại, thấm dần vào các vị trí góc tường, từ đó theo khe nứt nhỏ giọt xuống bên dưới.
Chống thấm mái là gì?
Chống thấm mái hay đơn giản chính là làm cho mái chịu nước, cách nước. Tức là ngăn chặn nước hay các chất lỏng thâm nhập qua hoặc tràn vào. Chống thấm sàn mái là một công đoạn thiết yếu để tránh nhà bị dột nước mưa. Càng chống thấm sàn mái kỹ thì cấu trúc của công trình càng được bảo vệ an toàn sau này.
Tầm quan trọng của việc chống thấm mái
Chống thấm mái là một hạng mục quan trọng để bảo vệ sàn mái tối ưu và đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho ngôi nhà. Vậy nếu không chống thấm mái thì công trình sẽ thế nào?
- Gây mất thẩm mỹ do các vết ố mốc, rong rêu bám trên bề mặt công trình.
- Sàn mái sân thượng bị nứt, vỡ.
- Gây ẩm mốc do thấm dột từ mái sẽ kéo theo nước xuống phía dưới.
- Ảnh hưởng cho sinh khỏe con người do nấm mốc sinh sôi, không khí nặng mùi ẩm thấp.
- Ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, làm giảm tuổi thọ công trình và gây mất an toàn.
- Tốn kém chi phí xử lý thấm dột.
- Ảnh hưởng đời sống tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của mọi người.
Hàng loạt hệ quả nêu trên đã chứng minh tầm quan trọng của chống thấm mái. Nếu thi công chống thấm sàn mái ngay từ đầu, vấn đề thấm dột có thể sẽ không xảy ra hoặc nếu có thì không quá phức tạp.
Nguyên nhân gây thấm mái
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mái bị thấm dột, từ chủ quan đến khách quan. Chúng tôi xin tóm lược một số nguyên nhân như sau để chúng ta cùng phân tích:
- Quá trình thi công đổ mái (xây dựng, cải tạo nhà) không đúng cách, vật liệu xây dựng chất lượng kém.
- Chưa xử lý chống thấm mái bê tông khiến bề mặt nứt nẻ mỗi khi thời tiết nắng hay lạnh quá.
- Hệ mái tôn có những chỗ rỉ sét, thủng trên bề mặt mái, khi mưa đến khiến nước thấm qua các lỗ này chảy xuống.
- Các khe hở giữa các mái tôn giao nhau cũng là nguyên nhân gây nên thấm dột mái.
- Độ dốc của mái khiến nước không kịp thoát, gây ứ đọng, từ đó thấm dột xuống.
- Không tuân thủ quy trình chống thấm sàn mái, không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cơ bản.
- Một số nguyên nhân liên quan đến địa chất công trình, sự lún móng, trồi sụt…
Các vật liệu chống thấm mái
Chống thấm mái không còn là điều gì quá lạ lẫm, gần như nhà nào, công trình nào cũng cần chống thấm mái để giúp bảo vệ tổng thể công trình. Có rất nhiều vật liệu chống thấm mái mang lại hiệu quả tuyệt vời. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số vật liệu chống thấm như vậy.
Màng chống thấm bitum
Màng chống thấm bitum hay màng bitum được sản xuất từ polymer tổng hợp, dạng tấm hoặc cuộn, phù hợp chống thấm cho nhiều công trình khác nhau. Do đặc tính ưu việt nên các sản phẩm màng chống thấm có bitum đều bán rất chạy trên thị trường.
Màng chống thấm bitum có đặc tính ưu việt: Độ bám dính tốt, có tác dụng chống thấm hiệu quả cho các bề mặt lớn, chống mài mòn tốt và chịu được va đập. Ngoài ra, màng chống thấm bitum còn có tính cơ học cao, đàn hồi cao, kết dính với nhiều loại bề mặt. Đặc biệt, có thể thi công dán nguội tự dính đơn giản hoặc khò nóng để tạo lớp dính.
Màng chống thấm bitum phổ biến với hai loại khác nhau về tính năng và cách thi công. Đó là màng khò nóng và màng tự dính. Mỗi loại màng sẽ phù hợp cho các loại hình công trình chống thấm khác nhau.
Vật liệu chống thấm cao cấp gốc Polyurea
Vật liệu chống thấm gốc Polyurea là lớp phủ polyurea có khả năng chống thấm, ngăn hơi ẩm và cung cấp khả năng chống biến dạng cao. Thi công chống thấm lớp phủ này sẽ hình thành nên một lớp màng chống thấm, không phồng rộp, không hấp thụ nước và kháng UV.
Vật liệu chống thấm gốc Polyurea có thể bám dính hoàn hảo với nhiều loại vật liệu xây dựng như bê tông, thạch cao, tường xây, kim loại hay gỗ. Đặc biệt, bề mặt thi công nhanh khô và ninh kết, và có khả năng kết liền vết nứt.
Vật liệu chống thấm gốc Polyurea đã được chứng minh có khả năng chịu hóa chất, chịu mài mòn và chịu được lực áp suất lớn. Vì vậy, dễ hiểu khi nhiều chủ đầu tư đánh giá đây là sản phẩm lý tưởng để chống thấm và bảo vệ bền chắc cho công trình, nhà máy công nghiệp, thương mại khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Vật liệu chống thấm gốc AC-PU (Neoroof)
Là lớp phủ chống thấm hỗn hợp (AC-PU) thích hợp cho mái. Vật liệu chống thấm gốc này được chứng nhận có hệ số phản xạ và tổng độ trưng cao, cung cấp khả năng cách nhiệt tốt.
Vật liệu chống thấm Neoroof được thiết kế nhằm tăng khả năng chống bám đất vô cùng tốt và chống thấm nước tuyệt vời. Hoạt động hiệu quả mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Đặc biệt, đây là dòng sản phẩm có khả năng cung cấp không khí mát mẻ trong mùa hè, thân thiện với môi trường và làm chậm tốc độ lão hóa của màng bitum mặt khoáng.
Vật liệu chống thấm này có khả năng chịu và phản xạ tia UV, giúp cân bằng nhiệt độ trong ngôi nhà, giảm điện năng tiêu thụ vào mùa hè.
Lợp tôn chống thấm
Tôn là một dạng vật liệu được sử dụng để lợp mái nhà rất phổ biến ở nước ta. Sản phẩm này có nhiều ưu điểm như khả năng chống chịu tác động mạnh, chịu được tác động của môi trường và có độ bền cao. Đối với nhiều tổ đội thi công, lợp tôn chống thấm là giải pháp đơn giản và hiệu quả, giúp ngăn thấm nước, bảo vệ tường nhà song vẫn giữ nguyên tính thẩm mỹ của công trình.
Có nhiều chủng loại tôn trên thị trường như tôn sơn, tôn mạ kẽm, tôn màu hay tôn chống cháy. Vì thế, cần chọn lọc loại tôn nào phù hợp với nhu cầu và điều kiện của công trình. Bên cạnh đó, tính năng, giá thành từng loại cũng là yếu tố cần quan tâm.
Lợp tôn chống thấm là phương pháp chống thấm hiệu quả gần như tuyệt đối. Nước mưa sẽ không thể tác động trực tiếp lên tường nhà, đồng thời, nước trên bề mặt tôn cũng khô rất nhanh. Tôn chống thấm có độ bền vượt trội và gần như không bị tác động bởi thời tiết.
Phương pháp chống thấm mái
Khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, chúng ta nhất định cần đưa chống thấm thành một vấn đề quan trọng cần được xử lý. Nếu không, sau một thời gian công trình hoạt động, sự xâm nhập của nước và độ ẩm có thể gây ra rò rỉ và ẩm mốc.
Đồng thời, cần đảm bảo thi công chống thấm sàn mái tuân thủ quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau nhiều năm thi công chống thấm mái, chuyên gia kỹ thuật của Chống thấm Việt Thái đã đốc rút ra một vài kinh nghiệm như sau:
- Xử lý vết nứt, bê tông lỗi trước khi thi công lớp chống thấm.
- Chống thấm cổ ống đúng quy trình, nên chọn các loại cổ ống có đường kính lớn để thoát nước nhanh.
- Lớp vữa bảo vệ sau cùng khi thi công chống thấm cần phải có độ dốc để nước thoát nhanh.
- Nên thi công 2 lớp chống thấm trở lên ở các vị trí quan trọng có nguy cơ xảy ra thấm cao như: thành tường, chân tường, mối nối…
Để thi công chống thấm mái hiệu quả, trước tiên cần xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Qua đó, tìm hiểu các sản phẩm và phương pháp chống thấm mái phù hợp để xử lý hiện tượng này.
Bước 1: Khi xây dựng hoặc sửa chữa, cần để ý mái nhà có độ dốc từ 1% – 3% về hướng máng nước để thoát nước nhanh. Lưu ý, các rãnh nước nằm ngang cần đạt độ dốc phù hợp về miệng ống thoát nước.
Sử dụng lưới che chắn miệng ống thoát nước để tránh lá cây và rác lọt xuống gây tắc ống nước.Kiểm tra mặt sàn mái xem có vết nứt hay không? Nếu có thì cần lật hết lớp gạch lát, vữa để kiểm tra.
Bước 2: Đục các lớp cho đến khi nhìn thấy lớp vữa bê tông. Trước khi chống thấm, cần bịt kín các vị trí nứt bằng hỗn hợp xi măng pha nước (theo tỷ lệ 1:5, khuấy đều).
Với nền bê tông bị nứt vỡ nghiêm trọng, nước đã thấm xuống và vết nứt có thể nhìn thấy khi đứng dưới, cần trám vá bằng vữa xi măng lỏng. Sau đó, sử dụng chất chống thấm phủ lên bề mặt vết nứt.
Bước 3: Thi công chống thấm các vị trí xung yếu.
- Cổ ống: Đặc biệt là cổ ống sàn, lỗ thoát sàn – những nơi tiếp giáp của sàn bê tông và các ống dẫn nước bằng nhựa, có hệ số giãn nở không giống nhau nên dễ xảy ra hiện tượng tách lớp sau một thời gian sử dụng. Điều này làm xuất hiện khe hở giữa ống nước và sàn dẫn đến tình trạng nước thấm xuống. Cần đục rộng ra hình chữ V để tăng diện tích tiếp xúc cho lớp chống thấm và nên sử dụng các chất chống thấm có độ liên kết và đàn hồi tốt.
- Vị trí chân tường tiếp giáp: Cần thi công lớp chống thấm lên chân tường cách sàn tối thiểu 20cm, để giúp lớp chống thấm sàn đạt hiệu quả chống thấm tối đa.
- Xử lý các vết nứt: Các vết nứt sẽ tạo nên các khe hở để nước thấm vào bên trong nhà gây ra thấm dột. Cần đục rộng vết nứt theo hình chữ V để thấy được hiện trạng của khe nứt, sử dụng keo chống thấm để phần diện tích bám dính của lớp chống thấm được tăng lên.
Thực chất mái dốc thường có độ dốc nhỏ chứ không hề bằng phẳng như chúng ta nghĩ. Do đó, cần tính toán bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước để việc thoát nước trở nên dễ dàng hơn. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí hay bồn hoa, cây cảnh.
Công nghệ mới trong lĩnh vực chống thấm mái
Ngày nay, nhiều vật liệu chống thấm thân thiện với môi trường ứng dụng cho chống thấm mái đã có mặt trong các công trình dân dụng. Nhằm đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các nhà sản xuất đã giới thiệu nhiều sản phẩm chống thấm có tiêu chí cao, hướng tới môi trường xanh và an toàn cho thầu thợ lẫn người sử dụng.
Ngoài các giải pháp chống thấm bằng màng bitum hay chất chống thấm dạng lỏng, hiện nay, mái che nắng mưa tự động đang là xu thế được nhiều chủ nhà tin dùng. Với mái che tự động, chỉ cần nhấn nút cảm biến (remote) là có thể tự động thu lại hay kéo dài mái che khi thời tiết thay đổi. Các mái che nổi bật ở độ bền cao, khả năng chống tia UV và cách nhiệt tốt.
Mái che tự động giúp kiến trúc công trình thông thoáng và tiện lợi, đáp ứng nhu cầu của các gia đình cho hoạt động vui chơi, giải trí, tập thể dục…
Vật liệu sản xuất mái che di động là vải bạt làm từ nhựa PVC, PE có độ cản sáng, che mưa 100%. Ưu điểm của việc sử dụng mái che tự động thay cho các phương pháp chống thấm khác là chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt và chịu được lực bền kéo cao từ các phương khác nhau.
Lợi ích của chống thấm sàn mái
Chống thấm sàn mái giúp bảo vệ trọn vẹn công trình, và rõ ràng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
- Ngăn rò rỉ nước: Chống thấm sàn mái ngăn ngừa rò rỉ nước từ tầng mái vào nhà, giúp bảo vệ nội thất, vật liệu xây dựng, và đồ đạc bên trong.
- Bảo vệ tài sản: Chống thấm sàn mái giúp bảo vệ cấu trúc ngôi nhà khỏi nước và các yếu tố môi trường gây ra. Điều này kéo dài tuổi thọ của ngôi nhà và tránh các chi phí sửa chữa đắt tiền.
- Giảm nguy cơ nấm mốc: Sự tích tụ nước lâu ngày cùng độ ẩm trong vật liệu xây dựng có thể dẫn đến sự hình thành của nấm mốc và vi khuẩn do thấm dột gây ra.
- Giảm chi phí sửa chữa: Đầu tư vào chống thấm sàn mái ngay từ đầu giúp tránh chi phí sửa chữa tốn kém sau này.
Tầm quan trọng của vật liệu chống thấm
Chống thấm được xem là một công đoạn quan trọng trong thi công xây dựng. Với các công trình nằm ở khu vực môi trường ẩm ướt, độ ẩm thấp hoặc ở dưới nước, dưới sâu, sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thấm dột dẫn đến độ bền và chất lượng công trình giảm sút.
Đó là lý do các loại vật liệu chống thấm ra đời nhằm thực hiện những công việc sau:
- Tăng khả năng chống thấm ngay từ đầu vì khi trộn bê tông sẽ trộn thêm các chất phụ gia, giúp giảm các lỗ rỗng, lấp đầy các khe hở tránh nước thẩm thấu vào bên trong.
- Giúp kiểm soát các yếu tố tự nhiên: nước, khí hậu, gió, độ ẩm…, tăng độ bền tuổi thọ cho công trình.
- Ngăn chặn hư hỏng, nấm mốc, ố vàng, nứt vỡ, tác động từ nước mưa làm dột nhà.
- Mang đến sự thoải mái và an toàn cho công trình sau khi xây dựng xong.
- Ngăn chặn sự xâm nhập của chất lỏng vào bên trong hệ thống.
Vì vậy, các vật liệu chống thấm đã được nghiên cứu và không ngừng cải tiến, nhằm đáp ứng các ứng dụng chống thấm khác nhau: tường bao, sàn, ống nước, hồ chứa, đường hầm…
Vai trò của vật liệu chống thấm trong xây dựng
Thấm dột ở các công trình xây dựng là một hiện tượng tồn tại thường trực. Điều này dẫn đến giá trị công trình giảm sút, tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng, công năng sử dụng sẽ bị hạn chế do độ bền của công trình đã bị ảnh hưởng.
Nhiều năm trở lại đây, việc chống thấm dù đã được quan tâm nhiều hơn từ khi thiết kế, xây mới hoặc sửa chữa, tuy nhiên, hiện tượng thấm dột vẫn xảy ra thường xuyên, đe dọa sự an toàn cho các công trình và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thị trường lĩnh vực xây dựng Việt Nam còn rất tiềm năng. Đã có hàng chục thương hiệu chống thấm trong nước lẫn quốc tế gia nhập sân chơi ngành chống thấm, với đủ các phương pháp chống thấm từ truyền thống đến hiện đại, giá thành thấp tới cao.
Dù vậy, cần hiểu rõ rằng, chống thấm đòi hỏi tính đặc thù cao. Từ xác định rõ nguyên nhân gây ra thấm dột, đề xuất phương án xử lý đến chọn lựa vật liệu chống thấm thích hợp, cùng quy trình thi công bài bản, chất lượng sẽ mang đến sự an tâm cho các chủ đầu tư lẫn anh em thầ thợ.
Vật liệu chống thấm suy cho cùng chỉ là một loại vật liệu để ngăn nước hoặc chất lỏng xâm nhập vào bề mặt hoặc cấu trúc xây dựng. Để công trình được chống thấm hiệu quả, vật liệu chống thấm cần được sử dụng thích hợp cho các hạng mục, hiện trạng và kết cấu của công trình. Nếu bạn đọc chưa thực sự tự tin vào việc chọn lựa này, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Chống thấm Việt Thái quan hotline 0904 093 533 để tìm lời giải đáp hoàn toàn miễn phí nhé.