Mái nhà là phần nằm trên cùng của ngôi nhà với công dụng che nắng, che mưa cho toàn bộ kết cấu bên dưới. Trước khi bước vào một ngôi nhà, mái nhà là điểm nhấn quan trọng đầu tiên lọt vào ánh nhìn của chúng ta. Trong kiến trúc hiện đại, có nhiều hình dạng mái nhà vô cùng độc đáo, đặc biệt, mang đến tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà.
Do đặc tính tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, mái nhà rất dễ bị thấm dột nếu chúng ta không chống thấm mái bê tông ngay từ đầu. Điều này có thể đến từ việc ý thức chống thấm của nhiều chủ nhà vẫn chưa quyết liệt, chỉ khi thấm dột mới tìm cách chống thấm máng xối bê tông hoặc chống thấm sàn mái bê tông để khắc phục tình trạng thấm nước này.
Giới thiệu về chống thấm sàn mái bê tông
Với vai trò rõ rệt đối với công trình, muốn tránh thấm dột cho vị trí mái này, chúng ta cần phải lựa chọn được vật liệu cũng như giải pháp chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả, tránh ẩm ướt hay mưa dột, gây bức xúc và ảnh hưởng đến đời sống của mọi người.
Hậu quả của không chống thấm sàn mái bê tông
Rõ ràng, việc không chống thấm sẽ khiến công trình đứng trước những rủi ro vô cùng lớn không lường trước được. Những lý do mà Chống thấm Việt Thái cung cấp, hy vọng sẽ nhắc nhở thêm cho chúng ta về tầm quan trọng của việc chống thấm cho công trình.
- Gây mất thẩm mỹ và mang lại sự bất tiện, bất ổn cho cuộc sống sinh hoạt.
- Gây nên các bệnh về hô hấp và da, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi môi trường xung quanh bị ẩm mốc do thấm dột.
- Tốn kém chi phí sửa chữa, thay thế cho các hạng mục công trình bị thấm dột.
- Làm giảm tuổi thọ công trình, gây ra sự xuống cấp nhanh chóng của công trình.
- Hao tổn tài chính do phải mua sắm các vật dụng thiết yếu bị hư hỏng do thấm dột.
- Trần nhà bị nứt khiến nước mưa dễ dàng xâm nhập, nguy cơ cháy nổ tăng cao.
- Không gian sống có mùi hôi, mất vệ sinh, dễ sinh bệnh tật.
Do đó, xử lý chống thấm sàn mái là việc cần làm để bảo vệ tài sản và sức khỏe con người. Để chống thấm cho mái bê tông đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần đảm bảo ba yếu tố sau:
- Vật liệu chống thấm sàn mái bê tông phù hợp, hiệu quả.
- Kỹ thuật chống thấm mái bê tông đòi hỏi sự lành nghề.
- Thi công trong thời tiết khô ráo, không mưa hay nắng gắt.
Nếu không có biện pháp chống thấm mái bê tông thì hàng loạt vấn đề thấm dột và nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra mọi lúc.
Lịch sử của vật liệu chống thấm
Nếu yêu cầu kể tên các loại vật liệu chống thấm thì không quá khó, nhưng không phải ai cũng biết đến lịch sử của vật liệu chống thấm. Theo nhiều tài liệu ghi chép, năm 1595, trên một chuyến tham hiểm, Walter Raleigh đã khám phá ra hồ Pitch nằm ở làng La Brea (phía Tây Nam Trinidad and Tobago).
Đây là hồ nhựa đường (alphaslt) lớn nhất thế giới với độ sâu tới 75m và diện tích chứng 40 hecta. Walter Raleigh đã nhận ra và sử dụng nhựa đường tự nhiên lấy từ hồ Pitch để hàn con tàu thám hiểu của mình.
Kết quả là hợp chất nhựa đường này mang đến tác dụng vô cùng tuyệt vời. Đây được coi là thời điểm ghi nhận sự ra đời của ngành vật liệu chống thấm.
Nguyên nhân gây thấm mái bê tông và hậu quả
Nếu chúng ta đã nghe qua câu thành ngữ “nhà dột từ nóc”, có lẽ sẽ càng hiểu thêm về ý nghĩa và vai trò của nóc nhà (mái nhà). Mái bê tông vốn là nơi chịu những tác động của thời tiết quanh năm, vì thế, tình trạng nứt sàn mái xảy ra vô cùng phổ biến.
Vậy nguyên nhân vì sao mà mái bê tông lại bị thấm nước? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới đây.
- Chất chống thấm bị lão hóa nhanh dưới tác động trực tiếp của nắng mặt trời.
- Không tiến hành kiểm tra lớp chống thấm khi nghiệm thu công trình.
- Hệ thống thoát nước trên mặt sàn kém, khiến nước bị ứ đọng.
- Chất chống thấm sàn mái không co ngót khi thời tiết đột ngột thay đổi.
- Thi công không đúng kỹ thuật ở các vị trí tiếp giáp hai tấm chống thấm.
Vật liệu chống thấm mái bê tông
Ngày nay, vật liệu chống thấm phổ biến các gốc như sau: Gốc bitum, gốc xi măng, gốc dầu và gốc nước. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số vật liệu chống thấm cho mái bê tông tiêu biểu.
Màng chống thấm tự dính PE
Là loại màng được làm từ nhựa Bitum và nhựa SPS, có lớp phủ dính trên mặt dưới và lớp đá bảo vệ ở bên trên. Lớp bề mặt cùng với lớp keo có độ kết dính tốt, có phần màng cách ly để bảo vệ bề mặt tiếp xúc có độ dính hoàn hảo.
Thi công chống thấm bằng màng tự dính khá đơn giản và dễ dàng. Cuộn màng đặt tại vị trí bề mặt vừa làm sạch và được quét lớp lót, sau đó lột lớp màng silicon ra là có thể dán được lên bề mặt thi công.
Ưu điểm của màng chống thấm tự dính
- Dán trực tiếp lên bề mặt xi măng mà không cần sử dụng nhiệt.
- Thi công an toàn do không sử dụng nhiệt, sạch sẽ và nhanh chóng.
- Có khả năng bảo vệ và tự bịt kín các khe nứt, lỗ thủng nhỏ.
- Dễ dàng sử dụng, bám dính vào kết cấu bê tông tốt.
- Khả năng đàn hồi cao, có thể chịu được co giãn tốt.
Ứng dụng của màng tự dính:
- Phù hợp sử dụng cho mái dạng bằng hoặc thấp.
- Nền nhà, nền móng, tường ngăn, ban công…
- Lòng đường cầu, đường hầm, bể bơi, bể chứa…
Nhựa đường
Nhựa đường là vật liệu có khả năng tạo ra lớp màng dày dặn và ngăn nước triệt để. Đặc biệt, khi được đun nóng chảy sẽ mang đến khả năng kết dính cực tốt. Nhựa đường có khả năng ngăn nước tối ưu, kết cấu lớp màng dày dặn cùng khả năng đàn hồi tối ưu.
Nhiều chủ đầu tư và chủ nhà ưa thích chống thấm bằng nhựa đường cho công trình nhờ các ưu điểm sau:
- Độ kết dính và bám dính tốt trên các bề mặt.
- Hiệu quả chống thấm cao.
- Thi công chống thấm bằng nhựa đường giá thành rẻ, dễ làm
Ngoài ra, thi công chống thấm bằng nhựa đường khá đơn giản, không cần quá nhiều người nên có thể tiết kiệm chi phí nhân công thực tế.
Lợp tôn
Tôn hay mái tôn là vật liệu xây dựng khá phổ biến cho các gia đình và doanh nghiệp. Với nhiều ưu điểm nổi bật, loại mái này bảo vệ an toàn cho ngôi nhà và có khả năng tạo điểm nhấn cho kiến trúc bên ngoài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật của nhà mái tôn
- Kháng nhiệt, chống nước cực kỳ hiệu quả.
- Khả năng chống ăn mòn cao.
- Độ bền cao.
- Có tính thẩm mỹ.
- Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng.
- Dễ dàng thoát nước và không bị thấm nước.
- Thân thiện với môi trường.
Lát gạch
Lát gạch chống thấm cho mái bê tông là giải pháp phổ biến, được áp dụng từ nhiều năm nay nhằm giúp tăng khả năng chống thấm cho công trình.
- Lát gạch có ưu điểm màu sắc hoa văn tinh tế, đa dạng mẫu mã để lựa chọn.
- Khả năng chịu lực như khả năng chống trầy xước.
- Chống trơn trượt hiệu quả.
- Khả năng chống nứt, rạn, mốc ố trên bề mặt gạch.
Phương pháp chống thấm mái bê tông
Hệ thống chống thấm của các hạng mục trong công trình hoàn toàn có thể bị suy yếu dưới tác động của thời tiết, sự co giãn của vật liệu hay sự mài mòn tự nhiên. Vì vậy, cần kiểm tra định kỳ để xác định hệ thống chống thấm đang hoạt động hiệu quả hay không.
Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm dấu hiệu của thấm dột trong công trình. Từ đó đưa ra hướng xử lý, sửa chữa trước khi tình trạng này nghiêm trọng. Hãy liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật của Chống thấm Việt Thái, những người nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn các giải pháp đảm bảo hiệu quả và độ bền tăng cao.
Chống thấm hiệu quả là một phần quan trọng, giúp đảm bảo tính bền vững, an toàn của công trình và tránh nhiều vấn đề không mong muốn trong tương lai.
Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng bitum khò nóng
Chống thấm bằng màng bitum khò nóng là phương pháp hiệu quả và phổ biến. Không chỉ nổi bật bởi khả năng chống thấm tuyệt đối, sàn mái được chống thấm còn chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Màng bitum khò nóng đòi hỏi quá trình thi công khá phức tạp và thầu thợ phải có tay nghề cao.
- Tiến hành vệ sinh và loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng quét lớp mỏng sơn lót bitum lên bề mặt sàn mái.
- Sử dụng đèn khò gas vào phần dưới của màng bitum đến khi bề mặt bitum chảy mềm.
- Dùng con lăn để miết chặt màng bitum lên bề mặt sàn mái.
- Cán lớp vữa bảo vệ trên lớp màng bitum chống thấm.
- Ngâm thử nước trong 24 giờ để kiểm tra tính hiệu quả của chống thấm.
Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng
Chống thấm sàn bê tông bằng xi măng là giải pháp có tác dụng khá hiệu quả, không yêu cầu kỹ thuật thi công cao mà vẫn mang lại hiệu quả tốt.
Thi công chống thấm bằng xi măng trải qua các bước sau:
- Vệ sinh bề mặt sàn bê tông, loại bỏ bụi bẩn và rong rêu.
- Pha xi măng với nước theo tỷ lệ phù hợp.
- Dùng cây lăn để quét xi măng lên bề mặt sàn mái, có thể chia làm 2 lớp nếu cần.
- Ngâm nước để đảm bảo lớp chống thấm đạt yêu cầu
Chống thấm sàn mái bằng vật liệu chống thấm dạng lỏng Polyurethane
Chống thấm sàn mái bằng vật liệu chống thấm Polyurethane là phương pháp thông dụng hiện nay nhằm bảo vệ mái nhà khỏi sự xâm nhập của nước mưa và ẩm ướt.
Chất chống thấm Polyurethane được sử dụng chống thấm theo các bước dưới đây:
- Làm sạch bề mặt sàn mái.
- Quét chất chống thấm Polyurethane lên bề mặt đã làm sạch.
- Đợi lớp quét này khô và kiểm tra kỹ lưỡng.
- Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ nhằm duy trì hiệu quả chống thấm.
Ưu điểm của vật liệu chống thấm chuyên dụng cho bê tông
Mỗi vật liệu chống thấm khi sản xuất đều nhằm đáp ứng yêu cầu ngăn chặn nước thâm nhập vào bề mặt kết cấu của công trình. Mỗi vật liệu có những sự cải tiến nhất định nhằm phù hợp với các bề mặt, tình trạng và kết cấu của công trình. Đối với sàn mái bê tông, các chuyên gia Chống thấm Việt Thái sẽ tổng hợp một số ưu điểm của vật liệu chống thấm đang được ứng dụng rộng khắp hiện này.
Chống thấm sàn mái bằng Neoproof PU W
Chất chống thấm sàn mái Polyurethane gốc nước với độ bền cơ học và khả năng chống thấm vượt trội bằng việc hình thành nên lớp màng ngăn ẩm không thấm nước với khả năng chịu UV và ứng suất cơ học.
Neoproof PU W có những đặc tính như sau:
- Vật liệu chống thấm đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn của Châu Âu.
- Lý tưởng cho chống thấm mái có thể đi lại.
- Độ bền cơ học.
- Gốc nước nên thân thiện với môi trường.
- Dễ dàng thi công bằng dụng cụ phun, quét hay con lăn.
- Quá trình đóng rắn của vật liệu không xuất hiện lỗ rỗ.
- Khả năng chịu lực, chịu nhiệt.
- Chi phí bảo dưỡng thấp.
Chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng
Là một trong nhiều phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả, giải pháp chống thấm màng khò bitum có những ưu điểm dưới đây.
- Ưu điểm của màng khò nóng:
- Thi công không quá phức tạp.
- Sản phẩm có đặc tính cơ học cao.
- Hệ số thấm tuyệt đối với áp lực nước.
- Hiệu suất nhiệt độ cao hoàn hảo.
- Bám dính hoàn hảo với các dạng bề mặt.
- Khả năng ổn định kịch thước cao.
- Thân thiện môi trường.
Đặc biệt hơn, khi hệ thống màng chống thấm bitum sắp hết tuổi thọ, chúng ta có thể thi công một tấm màng bitum mới phủ lên trên hệ thống trước đó để kéo dài tuổi thọ của chống thấm.
Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường
Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường là phương pháp hiệu quả và phổ biến để bảo vệ sàn mái khỏi sự xâm nhập của nước và các yếu tố bên ngoài khác. Phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu ở Việt Nam.
Nhựa đường có ưu điểm ở tính đàn hồi cao, xử lý hoàn hảo vết nứt. Bề mặt được xử lý bằng nhựa đường có thể chịu được áp lực lớn và không bị thấm sau khi thi công. Nhựa đường được đánh giá là vật liệu an toàn, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Thi công chống thấm sàn mái bằng nhựa đường cần vệ sinh bề mặt sạch sẽ, khô ráo. Đun sôi nhựa đường, thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả của vật liệu, rồi sử dụng con lăn quét nhựa đường lên bề mặt sàn mái.
Chống thấm sàn mái bằng sơn Epoxy
Sơn Epoxy là loại sơn chống thấm hiệu quả trong bảo vệ sàn mái và các bề mặt khác. Nhờ khả năng bám dính cao, sơn Epoxy được ứng dụng đa dạng các lĩnh vực.
Sơn Epoxy có ưu điểm chống thấm tốt, ngăn chặn nước thấm qua bề mặt sàn mái và giảm thiểu sự ăn mòn do nước. Bề mặt sơn sau khi hoàn thiện có độ cứng và bền màu cao giúp nâng cao tuổi thọ cho công trình.
Thi công sơn Epoxy chống thấm yêu cầu phải vệ sinh bề mặt bằng phẳng, sạch sẽ. Đầu tiên, cần thi công lớp sơn lót giúp tăng cường bám dính giữa lớp sàn và lớp phủ, sau đó thi công lớp sơn bả chống hút bề mặt. Cuối cùng, thi công lớp sơn phủ để hoàn thiện.
Chống thấm sàn mái bằng vật liệu chống thấm gốc Polyurea
Một sản phẩm tiêu biểu cho nhóm vật liệu chống thấm cao cấp gốc Polyurea chính là Neoproof Polyurea R, dạng lớp phủ chống thấm, hai thành phần, độ bền cao. Vật liệu này được ứng dụng dành cho mái, khi độ bền cơ học và khả năng chống thấm nổi trội được đặt lên hàng đầu.
Quét vật liệu chống thấm gốc Polyurea sẽ hình thành nên lớp màng chống ẩm, không phồng rộp, không hấp thụ nước với khả năng kháng UV và chịu ứng suất cơ học cao.
Polyurea là vật liệu chống thấm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và được xếp vào nhóm vật liệu cao cấp dạng polymer nhờ những ưu điểm nổi bật như sau:
- Dễ dàng thi công và thi công nhanh chóng.
- Khả năng bám dính tốt trên mọi bề mặt.
- Độ bền cao lên đến 20 năm.
- Khả năng chịu va đập mạnh, không bị trầy xước, nứt, bong tróc.
- Không chứa các chất độc hại.
- Ngăn hơi ẩm, kín hoàn toàn
- Không xuất hiện lỗ rỗ trên bề mặt trong thời gian ninh kết.
- Khô và ninh kết nhanh.
- Khả năng kết liền vết nứt
Tầm quan trọng của sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng
Vật liệu chống thấm đóng vai trò bảo vệ công trình xây dựng khỏi sự xâm nhập của nước, do đó, việc lựa chọn và sử dụng loại vật liệu nào để có thể kéo dài tuổi thọ của công trình và đảm bảo tính cấu trúc là những yêu cầu rất quan trọng.
Đặc biệt, khi việc sử dụng vật liệu chống thấm đang trở thành phần quan trọng không thể thiếu để đảm bảo sự bền vững và chất lượng của công trình. Việc sử dụng vật liệu chống thấm sẽ tạo ra lớp chắn nước mạnh mẽ và khả năng chống lại sự biến đổi nhiệt độ đáng kể. Đây là các yếu tố quan trọng để đảm bảo tính bền vững và tuổi thọ của công trình xây dựng.
Với sự ứng dụng đa dạng và ưu điểm vượt trội của mình, chúng đã trở thành những công cụ quan trọng để xây dựng các công trình hiện đại. Từ công trình nhà ở, tầng hầm đến cơ sở hạ tầng như cầu đường, sự có mặt của vật liệu chống thấm giúp công trình đảm bảo tính an toàn và bền vững hơn, giảm thiểu sự hao mòn và chi phí sửa chữa sau này.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết mà Chống thấm Việt Thái chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu thêm về vật liệu chống thấm và cách sử dụng chúng trong dự án xây dựng hiện nay.