Mái là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng của khung cấu tạo biệt thự, nhà ở hay bất kỳ công trình nào. Đây là vị trí tiếp xúc nhiều với khí hậu thay đổi thất thường, do đó, chúng ta cần ưu tiên chống thấm cho hạng mục này sớm nhất có thể.
Chống thấm mái bê tông cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiến độ và thẩm mỹ. Tuy nhiên, thực tế, nhiều chủ đầu tư chưa chọn đúng vật liệu chống thấm mái dẫn đến hiệu quả chống thấm không cao. Trong bài viết hôm nay, Chống thấm Việt Thái sẽ mang đến cho bạn đọc các thông tin thú vị về chủ đề này.
Mái nhà là gì?
Mái nhà hay nóc nhà, là bộ phận bao phủ phần trên cùng của công trình (tòa nhà, nhà ở…) nhằm bảo vệ công trình khỏi ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết.
Mái có tác dụng chính là che mưa, che nắng, chống lại ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, cách nhiệt, giữ nhiệt và chống thấm. Mái thường được liên kết với tường cột, dầm, giằng, tạo nên sự ổn định chung cho tổng thể công trình.
Mái nhà cũng là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ quan công trình khi đứng nhìn từ xa hoặc dễ dàng nhận biết một công trình nằm trong khu dân cư đông đúc.
Trong thực tế, mái nhà cần đảm bảo được hai yếu tố: Kết cấu chịu lực và Kết cấu bao che.
Kết cấu chịu lực: Mái nhà được thiết kế phải chịu được lực tĩnh và lực động. Lực tĩnh gồm tải trọng của phần mái, lớp lợp; lực động là những yếu tố bên ngoài tác động như sức gió hay bão.
Kết cấu bao che: Kết cấu bao che của mái nhà phải có khả năng cách nhiệt, không thấm nước để bảo vệ công trình khỏi tác động phức tạp của thời tiết.
Tầm quan trọng của mái nhà
Mái nhà đóng vai trò quan trọng nhằm gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Khi nhìn vào thiết kế của ngôi nhà, phần mái sẽ gây ấn tượng với người nhìn đầu tiên. Vì thế, không hề cường điệu hóa khi nói rằng, mái nhà góp phần tạo nên diện mạo và linh hồn cho một công trình.
Xét về phong thủy, mái nhà là nơi tụ khí của toàn bộ ngôi nhà. Một thiết kế mái nhà đẹp không chỉ đảm bảo về công năng, tính thẩm mỹ mà còn phải hợp phong thủy. Điều này có ý nghĩa mang lại cho chủ nhà sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng và tấn tài tấn lộc.Ngoài ra, mái nhà còn có những giá trị khác gồm:
- Bảo vệ công trình trước các yếu tố thời tiết: Mái nhà giúp ngăn nước xâm nhập hiệu quả, chống rò rỉ và giữ cho công trình khô ráo. Hệ thống mái giúp điều chỉnh nhiệt độ, giảm thiểu tích tụ độ ẩm, ăn mòn hay nấm mốc, đồng thời, giảm nguy cơ gây hư hỏng cấu trúc.
- Đảm bảo vững chắc và khả năng chịu tải của công trình: Mái có kết cấu đỡ chắc chắn sẽ đảm bảo công trình chịu được tải trọng mà không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và sự an toàn.
- Tăng hiệu quả năng lượng: Hệ thống mái đóng vai trò quan trọng để công trình giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt hoặc mất nhiệt, do đó, giúp giảm tiêu thụ năng lượng đáng kể.
- Nâng cao tính thẩm mỹ: Hình dạng, màu sắc hay lớp hoàn thiện của mái nhà góp phần nâng cao tính thẩm mỹ và để lại ấn tượng cho khách tham quan công trình cũng như khách hàng.
Tại sao chống thấm mái bê tông lại cần thiết?
Chống thấm sàn mái là biện pháp quan trọng để bảo vệ cấu trúc công trình và đảm bảo môi trường sống an toàn, thoải mái cho mọi người. Sau đây, Chống thấm Việt Thái sẽ chia sẻ một số lý do quan trọng giải thích tại sao chúng ta phải chống thấm cho sàn mái.
Bảo vệ cấu trúc công trình: Sàn mái bê tông bị thấm nước có thể gây mục nát, xuất hiện vết nứt và cấu trúc bị suy yếu, giảm tuổi thọ và độ an toàn của công trình. Vì thế, chống thấm mái giúp ngăn nước thấm vào bề mặt bê tông, qua đó, giúp duy trì tuổi thọ của mái.
Ngăn ngừa hỏng hóc và sửa chữa tốn kém: Sàn mái bi thấm có thể gây hỏng hóc cấu trúc ngôi nhà. Chúng ta sẽ tốn nhiều chi phí sửa chữa khắc phục nếu ngay từ đầu không áp dụng chống thấm cho mái nhà. Đó là câu trả lời rõ ràng nhất về lý do nên chống thấm sàn mái để tránh phát sinh chi phí không mong muốn.
Đảm bảo chất lượng không gian sống: Sàn mái bị nước thấm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, khiến môi trường sống ẩm thấp, bí bách, gây ra vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Do đó, Chống thấm Việt Thái khuyên bạn đọc hãy chống thấm để duy trì môi trường sống an toàn và lành mạnh.
Những thách thức của mái bê tông.
- Sàn mái bị thấm dột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trần và tường. Các vết nứt, loang lổ hay phồng rộp xuất hiện, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
- Ngoài ra, sàn mái bị thấm thường kéo theo nấm mốc khiến không khí ẩm thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp và chất lượng sống.
- Thấm dột mái nhà ảnh hưởng trực tiếp đến đường điện trong tường và có thể gây chập điện, cháy nổ. Đặc biệt, sàn bị thấm sẽ khiến công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng và suy giảm tuổi thọ của ngôi nhà.
Vật liệu chống thấm mái bê tông được tin dùng nhiều nhất hiện nay
Màng chống thấm bitum
Màng chống thấm bitum được tạo ra bằng cách kết hợp nhựa đường, nhựa than đá với vải sợi. Màng chống thấm này khá phổ biến bởi nhiều ưu điểm: Tính kết dính tốt, tính sẵn có của vật liệu, chi phí thấp và dễ lắp đặt. Do đó, không khó để có thể tìm mua màng bitum ở thị trường Việt Nam.
Màng chống thấm bitum có dạng cuộn hoặc tấm, được sử dụng rộng rãi nhờ kết cấu Polymer tổng hợp có tính dẻo cao. Màng chống thấm có 3 loại bề mặt chủ yếu dựa trên thành phần bề mặt và độ dày:
- Màng chống thấm trơn.
- Màng chống thấm cát.
- Màng chống thấm đá.
Ứng dụng của màng chống thấm bitum
- Chống thấm mái nhà và sân thượng.
- Chống thấm móng sàn tầng hầm, sàn nhà xưởng.
- Ứng dụng trong xử lý rác thải, hầm biogas.
- Ứng dụng làm hồ nước, hồ sinh học.
Vật liệu chống thấm gốc polyurethane hệ nước
Vật liệu chống thấm gốc polyurethane (PU) là lựa chọn hàng đầu của mọi công trình nhờ các tính năng ưu việt về độ bám dính, tính đàn hồi cao, che phủ mọi vết nứt và đạt độ bền tương đối tốt.
Vật liệu chống thấm gốc PU được ứng dụng rộng rãi trong sàn sân thượng, ban công, sê-nô – những nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vật liệu này giúp hình thành lớp màng chống thấm liền mạch, không mối nối có khả năng kháng nước, kháng rễ cây. Đặc biệt, bề mặt vật liệu chịu nhiệt tốt, không chảy mềm, đàn hồi cao và kháng tia UV hữu hiệu.
Ứng dụng của vật liệu chống thấm gốc PU:
- Sàn mái, ban công, vườn trên sân thượng.
- Mái nhà xưởng, kho bãi tại các khu công nghiệp.
- Bể chứa nước sinh hoạt, bể nước thải.
- Bể bơi.
- Nhà tắm, phòng vệ sinh, khu vực giặt giũ.
- Xử lý công trình mới và sửa chữa kết cấu hiện hữu.
Vật liệu chống thấm gốc polyurea
Neoproof Polyurea R là lớp phủ polyurea chống thấm, hai thành phần, siêu bền, có thể được thi công bằng cách phun hoặc quét, mang đến độ bền cơ học và khả năng chống thấm vượt trội.
Neoproof Polyurea R là lớp phủ chống thấm siêu bền dành cho mái, có thể tạo lớp màng phủ chống thấm tốt. Vật liệu khô sẽ hình thành lớp màng chống ẩm, không thấm, không phồng rộp, không hấp thụ nước với khả năng kháng UV và chịu ứng suất cơ học cao.
Ứng dụng của vật liệu gốc polyurea:
- Mái bê tông, tấm lợp xi măng hay vữa xi măng.
- Bề mặt kim loại, tôn mạ…
- Cải tạo bề mặt chống thấm gốc polyurethane hoặc gốc Acrylic cũ.
Ưu điểm của vật liệu gốc polyurea:
- Chống thấm cho bề mặt sàn mái có thể đi lại.
- Bám dính hoàn hảo với bê tông, thạch cao, tường xây, kim loại và gỗ.
- Ngăn hơi ẩm, kín hoàn toàn.
- Không phồng rộp.
- Không xuất hiện lỗ rỗ trên bề mặt trong thời gian ninh kết.
- Khả năng kết liền vết nứt tốt.
- Tuổi thọ sản phẩm cao, có thể lên tới 20 năm – 30 năm.
- Thân thiện môi trường.
- Cường độ cơ học cao.
- Tăng cường khả năng chống biến dạng.
- Thi công dễ dàng bằng cách lăn, phun hoặc quét.
Ngày nay, có nhiều phương pháp chống thấm hiện đại từ màng chống thấm bitum đến vật liệu chống thấm gốc Polyurethane/ Acrylic/ Polyurea… Với dải sản phẩm chống thấm gốc Polyurethane hệ nước, Neoproof PU W là đại diện hàng đầu nhằm xử lý chống thấm sàn mái lộ thiên. Neoproof PU W có tính linh hoạt, độ bền cơ học cao và khả năng bám dính tuyệt vời.
Neoproof PU W là chống thấm sàn mái lộ thiên một thành phần hệ nước có khả năng chống thấm vượt trội. Lớp chống thấm hoàn thiện sẽ hình thành màng phủ bảo vệ đàn hồi dẻo dai trên 450%, ngăn ẩm, kháng tia UV và khả năng chống chịu ứng suất cơ học tuyệt vời.
Ứng dụng của vật liệu chống thấm Neoproof PU W:
- Áp dụng cho mái bê tông, tấm lợp xi măng, khảm và vữa xi măng.
- Tạo lớp màng chống đọng nước hiệu quả trên mái.
- Phủ lên bề mặt kim loại sau khi đã sơn lót tăng độ bám dính.
- Lớp chống thấm gốc Polyurethane thích hợp trên bề mặt mới hoặc cũ.
- Ưu điểm của vật liệu chống thấm Neoproof PU W:
- Dễ sử dụng và an toàn.
- Cường độ cơ học cao.
- Không xuất hiện lỗ rỗ trong quá trình ninh kết.
- Bảo vệ lớp cách nhiệt bọt PU.
- Khả năng chịu nhiệt độ từ -15 độ C đến +80 độ C.
- Đạt chứng nhận CE và là giải pháp thân thiện với môi trường.
Lưu ý quan trọng khi chống thấm mái bê tông
Chống thấm mái bê tông hay bất kỳ hạng mục nào cũng đòi hỏi quá trình khảo sát để tìm ra nguyên nhân gây thấm mái. Sau đó, chúng ta mới quan tâm đến phương pháp chống thấm và lựa chọn đâu là phương pháp phù hợp nhất cho công trình. Chúng ta cần tuân thủ đúng, đầy đủ quy trình các bước thi công dưới đây nhằm mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Bề mặt nền để thi công chống thấm phải được làm sạch sẽ
, khô ráo và không bám bụi, dầu, mỡ hay bất kì vật liệu kém bám dính khác.
Nếu bề mặt thi công có lỗ rỗ: Sử dụng chất quét lót Revinex trên bề mặt đã được pha với nước theo tỷ lệ 1:4, giúp trám vá lỗ rỗ, cố định bề mặt giúp tăng cường độ bám dính và hiệu quả bao phủ cao hơn.
Bước 2: Thi công chống thấm.
Khuấy kĩ vật liệu trong thùng. Sau khi quét lót, thi công bằng cách quét/ lăn tối thiểu hai lớp Neporoof PU W theo hai hướng khác nhau.
Lớp thứ nhất cần được pha với 5% nước.
Lớp thứ hai không pha loãng, có thể quét thứ hai sau 24 giờ kể từ khi quét xong lớp thứ nhất. Một số hạng mục cần quét ba lớp thì thi công theo hướng dẫn trên.
Những lưu ý khi thi công Neoproof PU W.
- Không thi công dưới trời mưa hoặc dự đoán có mưa trong quá trình vật liệu đóng rắn.
- Độ ẩm bề mặt thi công phải < 4% và độ ẩm không khí <80%. Chống thấm Việt Thái khuyến cáo khách hàng nên thi công ở nhiệt độ +10 độ C đến +40 độ C.
- Đối với yêu cầu chống thấm cao hơn hoặc cần phủ khe nứt >1,5mm, có thể được gia cường bằng vải không dệt Neotextile và phải quét tối thiểu ba lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
- Độ dày lớp chống thấm khi quét không vượt quá quy định, tránh phải đợi bề mặt khô quá lâu.
- Toàn bộ lớp màng chống thấm thường khô sau 7 ngày.
- Cần vệ sinh dụng cụ bằng nước ngay sau khi sử dụng.
- Tẩy vết bẩn bằng nước khi vết bẩn đang còn ẩm. Nếu vết bẩn đã khô, sử dụng biện pháp cơ học hoặc chất tẩy phù hợp.
Kết luận
Chống thấm mái nhà là giải pháp duy nhất giúp không gian sống của chúng ta trong lành và thoải mái, giúp tập trung vào học tập, lao động… Một công trình được bảo vệ khỏi thấm dột sẽ mang đến giấc ngủ ổn định cho mọi người.
Vì sao chống thấm sàn mái lại quan trọng? Rất đơn giản. Chống thấm sàn mái giúp tạo ra lớp màng ngăn không cho nước thấm vào bề mặt, ngăn ngừa nấm mốc phát triển trên bề mặt.
Nước mưa thấm vào bề mặt của mái khi không được bảo vệ sẽ gây mục nát kết cấu. Ban đầu sẽ rò rỉ ở dạng đường nối hoặc vết nứt trên bề mặt khiến nước thấm qua, dẫn đến sửa chữa tốn kém trong tương lai gần.
Một lượng nhỏ nước vốn đã có thể gây hư hỏng cấu trúc vì nếu sàn mái bị bão hòa nước sẽ khiến sàn mái bị oằn hoặc lún xuống. Do đó, chúng ta nhất định cần chống thấm mái bằng quy trình chống thấm thích hợp, để ngăn hơi ẩm xâm nhập vào bề mặt bê tông và gây hư hỏng kết cấu công trình.
Nếu bạn đọc cần thuê đơn vị sửa chữa thấm dột, hãy liên hệ ngay Chống thấm Việt Thái qua hotline 0904 093 533 hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, thầu thợ nhiều kinh nghiệm, sẽ giúp xử lý dứt điểm tình trạng thấm dột sàn mái để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của quý vị và người thân.