Nếu phải đánh giá một ngôi nhà có vững chãi hay không thì bạn sẽ dựa trên những tiêu chí nào? Kết cấu đồ sộ, chất lượng của mái nhà hay lớp sơn tường bên ngoài? Câu trả lời phù hợp nhất theo các chuyên gia Chống thấm Việt Thái chính là chất lượng của mái nhà.
Đó là lý do khi xây dựng tổ ấm của gia đình, chúng ta phải cân nhắc yếu tố thẩm mỹ, an toàn và khả năng chống chịu thời tiết của mái nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về các loại mái và mục đích cần thực hiện đúng Quy trình chống thấm sàn mái để đảm bảo công trình bền vững với thời gian.
Mục đích của chống thấm sàn mái
Trước khi nắm rõ mục đích của chống thấm sàn mái, chúng ta cùng tìm hiểu xem mái nhà là gì?
Mái nhà là phần trên cùng của ngôi nhà có chức năng che phủ toàn bộ công trình nói chung và nội thất bên trong nói riêng. Ngoài nhiệm vụ che nắng che mưa, mái nhà còn ảnh hưởng nhất định đến tính thẩm mỹ của công trình.
Một mái nhà đúng chuẩn và bền vững phải đảm bảo 2 thành phần. Đầu tiên là kết cấu chịu lực hay là khung xương chống đỡ sức nặng của công trình và tác động bên ngoài. Hai nữa là kết cấu bao phủ giúp bảo vệ không gian bên trong khỏi nắng, mưa.
Sử dụng vật liệu chống thấm giúp các kết cấu của công trình ngăn được nước xâm nhập vào bên trong. Một công trình được thi công chống thấm sẽ làm giảm độ ẩm, ngăn ngừa thiệt hại có thể gây ra cho ngôi nhà của bạn.
Thêm nữa, thi công chống thấm và chống ẩm cho công trình đều quan trọng vô cùng. Nếu như chống ẩm cung cấp cho kết cấu công trình một rào cản chống lại hơi nước do sự thay đổi nhiệt độ, thì chống thấm sẽ ngăn không cho nước và hơi ẩm xâm nhập vào công trình. Ý nghĩa và tác động của chống thấm đối với các công trình khác nhau.
- Thấm dột sàn và trần bê tông có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi khó xác định được khi nào thấm dột xảy ra và nếu xảy ra thì thế nào. Về lâu dài, thấm nước ảnh hưởng đến công trình, làm giảm tuổi thọ, tính thẩm mỹ cũng như đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của con người.
- Nấm mốc sinh sôi ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Do đó, chúng ta cần ngăn chặn thấm dột trước khi xảy ra những hệ lụy nói trên.
- Chống thấm có tác dụng bảo vệ vẻ đẹp công trình và chống thấm nước, nấm mốc, rêu phong bám vào trần và sàn nhà. Đồng thời, lớp chống thấm sẽ bảo vệ kiến trúc và làm tăng sự kiên cố, tính bền vững lâu dài của công trình.
- Ngăn ngừa chống thấm trước khi công trình được đưa vào sử dụng mang ý nghĩa về mặt tài chính. Đầu tư lần đầu thường không tốn kém bằng phải sửa chữa, khắc phục thấm dột sau đó. Không chỉ vậy, sàn mài bị thấm dột do không chống thấm sẽ khiến tthẩm mỹ của công trình suy giảm.
Phân loại các loại công trình và đặc điểm chung
Nhà dân
Nhà dân là công trình được xây dựng để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mọi người. Nhà dân thường có mái, tường bao, cửa ra vào và có tác dụng bảo vệ tài sản của mỗi người.
Vì sao cần chống thấm nhà dân?
- Sàn mái là bộ phận bao phủ phần trên cùng của ngôi nhà, thường xuyên chịu điều kiện khắc nghiệt nhất, nắng mưa đột ngột, lúc kéo dài lúc dai dẳng.
- Mái nhà có tác dụng bảo vệ ngôi nhà trước mưa, nắng, gió,…
- Mái nhà giúp che chắn, bảo vệ ngôi nhà và đảm bảo sự an toàn cho mọi người.
- Mái nhà góp phần quan trọng khi tạo nên diện mạo và đảm bảo thẩm mỹ cho công trình, thể hiện được ý đồ thiết kế và sự tinh tế của chủ sở hữu.
Nhà xưởng
Nhà xưởng được thiết kế với không gian có diện tích rộng. So với nhà ở hay văn phòng làm việc thông thường, nhà xưởng có sức chứa và quy mô lớn hơn nhiều. Đây là địa điểm tập trung đông đảo nhân lực, trang thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất.
Nhà xưởng còn có giá trị trong việc bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ nhằm cung ứng đầy đủ cho hoạt động sản xuất.
Vì sao cần chống thấm nhà xưởng?
- Mái nhà xưởng đóng vai trò đặc biệt quan trọng để bảo vệ chính cho công trình công nghiệp này. Mái nhà xưởng giúp tránh được tác động của thời tiết khắc nghiệt, đồng thời có thể chống thấm, cách nhiệt và giữ cho tường nhà xưởng đảm bảo sự ổn định.
- Nhà xưởng bị thấm đột khiến lớp sơn bong tróc. Khi đó nước và dung dịch hóa chất dễ dàng thấm vào tường làm cho tường ẩm mốc, tạo điều kiện để rong rêu phát triển, phá vỡ kết cấu nhà xưởng khiến thi công chống thấm nhà xưởng gặp nhiều khó khăn.
- Không chống thấm cho nhà xưởng khiến năng suất làm việc suy giảm do phải làm việc trong môi trường kém vệ sinh và an toàn.
- Máy móc thiết bị hỏng hóc do tiếp xúc với nước gây ra bởi thấm dột tích tụ lâu ngày.
- Khắc phục triệt để tình trạng nứt, vỡ kết cấu nhà xưởng.
- Loại bỏ mùi hôi do thấm dột gây ra.
- Giúp nhà xưởng khô ráo và sạch sẽ, bảo vệ chất lượng hàng hóa trong nhà xưởng.
- Trả lại diện mạo mỹ quan của nhà xưởng.
Chung cư
Chung cư gồm nhiều căn hộ riêng biệt, độc lập với nhau song vẫn có những phần diện tích hoặc trang thiết bị dùng chung. Chung cư thường từ 2 tầng trở lên, có chung lối đi và cầu thang, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng chung.
Chung cư được xây dựng với mục đích để ở hoặc sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.Vì sao cần chống thấm chung cư>
- Do đặc thù khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và nồm ẩm kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu công trình.
- Bề mặt mái là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên thường đối mặt với nguy cơ chịu tác động nặng nề như nắng, mưa…
- Sự giãn nở khi nóng hay co lại khi lạnh khiến kết cấu công trình bị ảnh hưởng. Do đó, chúng ta cần chống thấm để bảo vệ công trình, tránh được nứt nẻ, hư hỏng, thấm dột hay bong tróc.
- Mái nhà bị thấm ẩm sẽ khiến nước ngấm vào bên trong, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu công trình. Vì thế, đối với chung cư, chúng ta cần có giải pháp chống thấm triệt để, tránh những ảnh hưởng tiêu cực ngày một lớn hơn gây tốn kém chi phí khắc phục.
Biệt thự
Biệt thự là công trình được xây dựng trên khu đất tương đối hoàn thiện, biệt lập với không gian chung. Nhiều biệt thự thường có sân vườn rộng, bên trong là không gian sống tiện nghi và yên tĩnh.
Công trình biệt thự đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan xung quanh, góp phần kiến tạo nên tổng thể có tính thẩm mỹ cao.
Vì sao cần chống thấm biệt thự:
- Gần như 100% mái nhà sửa chữa lại đều do thấm dột, thậm chí nguồn thấm có thể từ nhà vệ sinh, dẫn tới thấm trần, tường…
- Chống thấm giúp tránh được nhiều phiền toái cho cuộc sống gia đình.
- Chống thấm giúp biệt thự tránh bị ẩm mốc và ảnh hưởng kết cấu ngôi nhà.
- Chống thấm giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giúp cuộc sống sinh hoạt đầm ấm, vui tươi.
Do đó, Chống thấm Việt Thái khuyên bạn đọc hãy chống thấm biệt thự ngay khi lên kế hoạch xây mới.
Quy trình thi công chống thấm sàn mái
Để bảo vệ sàn mái trước những hậu quả do thấm nước gây ra, chúng ta cần thi công chống thấm cho hạng mục này. Hôm nay, chuyên gia Chống thấm Việt Thái sẽ giới thiệu đến bạn đọc hai dạng vật liệu chống thấm phổ biến, đó là vật liệu chống thấm gốc Polyurethane và màng chống thấm bitum.
Vật liệu chống thấm gốc Polyurethane
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ cùng tạp chất khác.
- Lỗ hổng và vết nứt trên bề mặt phải được xử lý và làm phẳng nhằm đảm bảo tính bền vững của lớp chống thấm.
Bước 2: Thi công quét lót
- Thi công lớp lót là bước đặc biệt quan trọng giúp tăng khả năng bám dính giữa vật liệu chống thấm với bề mặt công trình.
- Định mức lớp lót phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và có thời gian khô trước khi quét lớp chống thấm.
Bước 3: Khuấy trộn vật liệu
- Khuấy trộn vật liệu chống thấm gốc Polyurethane bằng máy khuấy chuyên dụng trong khoảng thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo nhằm đảm bảo độ đồng nhất và hiệu suất tốt.
Bước 4: Thi công lớp chống thấm Polyurethane
- Tiến hành quét lớp chống thấm bằng dụng cụ chuyên dụng sao cho thật đều trên bề mặt.
- Thi công lớp thứ nhất và chờ khô trước khi quét lớp thứ hai theo chiều vuông góc.
Bước 5: Nghiệm thu, bàn giao công trình
- Sau khi lớp chống thấm đã khô hoàn toàn, nghiệm thu để đảm bảo hiệu suất lớp chống thấm.
Màng chống thấm bitum
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Làm sạch bề mặt, dọn dẹp chướng ngại vật, đồng thời trám vá vết lồi lõm trên bề mặt.
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu và chất quét lót tương ứng.
Bước 2: Tạo lớp lót
- Quét lót để tạo lớp kết dính giữa bề mặt bê tông và màng dính.
- Dùng chổi quét/ con lăn để quét lên bề mặt nhẵn và khô.
- Đợi lớp lót khô hoàn toàn thì bước vào công đoạn thi công màng.
Bước 3: Thi công màng
- Trải cuộn màng sao cho bao phủ bề mặt công trình nhằm định vị những vị trí cần dán.
- Bóc lớp silicon rồi dán trực tiếp màng xuống bề mặt sàn.
- Dùng con lăn miết từ giữa cuộn màng sang hai bên mép màng để tránh tụ không khí bên dưới cuộn màng.
Bước 4: Tạo lớp bảo vệ
- Láng lớp hỗn hợp xi măng và cát dày khoảng 2cm đến 5cm để bảo vệ lớp màng vừa dán.
- Lưu ý đảm bảo phần diện tích chồng mép tối thiểu 5cm.
Quy trình bảo dưỡng sau thi công chống thấm
Để lớp quét chống thấm phát huy tính hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ quy trình bảo dưỡng sau khi thi công, giúp kiểm tra và tránh sai sót không đáng có.
- Lớp chống thấm cần được bảo dưỡng bằng nước vào buổi sáng và chiều trong ít nhất 3 ngày và cán vữa tạo dốc trong vòng 5 ngày sau đó để tạo độ dốc cho nước không ứ đọng trên bề mặt sàn. Trường hợp thi công dưới thời tiết nắng nóng, dùng bao bố ướt phủ bề mặt chứ không nên dùng ni-lông che vì chất liệu này sẽ khiến bề mặt nền không thoát hơi.
- Thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn của sàn, nhanh chóng sửa vết nứt lỗ hỏng, tránh để quá lâu khiến bề mặt sàn bị thấm nước.
- Để bảo vệ lớp chống thấm, có thể lợp mái ngói hoặc tôn hay lót gạch để bảo vệ lớp chống thấm.
- Tuân thủ hướng dẫn từ nhà sản xuất để biết được thời gian cần quét lại lớp chống thấm sàn, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến chất lượng của sàn mái.
Tầm quan trọng của chống thấm
- Chống thấm bảo vệ thẩm mỹ công trình: Công trình được chống thấm sẽ ngăn nước xâm nhập vào mái công trình khi trời mưa, không làm cho tường bị ẩm ướt, nấm mốc, phủ rêu…
- Công trình sẽ được bảo vệ và giúp tăng độ kiên cố bền vững.
- Chống thấm giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và sửa chữa sau này.
- Chống thấm không những không gây lãng phí mà còn giúp tiết kiệm lâu dài. Thử tưởng tượng bạn đầu tư một khoản tiền ban đầu để chống thấm cho công trình, so với phải sửa chữa, khắc phục không chỉ sàn mái mà còn các khu vực lân cận do bị thấm nước lây lan. Khi đó, dù công trình được sửa chữa thấm dột thì khó có thể còn bền vững như ban đầu.
Nhằm xây dựng dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí để đồng hành cùng khách hàng trên hành trình thi công – sửa chữa chống thấm các công trình xây dựng, Chống thấm Việt Thái đang là lựa chọn hàng đầu và đáng tin cậy của khách hàng.
- Hiệu quả & nhanh chóng: Dịch vụ tư vấn và thi công chống thấm của chúng tôi không chỉ chú trọng chất lượng mà còn đề cao tính chuyên nghiệp, nhanh chóng và tuân thủ tiến độ.
- Uy tín & chất lượng: Chống thấm Việt Thái hoạt động với tiêu chí chuyên nghiệp và chất lượng, không ngừng hoàn thiện quy trình làm việc để cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày.
- Tiết kiệm chi phí: Với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin”, Chống thấm Việt Thái luôn nỗ lực giảm thiểu chi phí để thực hiện dịch vụ chống thấm cho mọi khách hàng.
Chống thấm Việt Thái hiện nay là nhà phân phối vật liệu chống thấm – phụ gia xây dựng hàng đầu Việt Nam thông qua chuỗi hệ thống Siêu thị chống thấm trên toàn quốc. Nhiều thương hiệu hàng đầu ngành chống thấm đang hợp tác với chúng tôi như Neotex, Lemax, Bitunil, Bitumax, Bitumode, Bautek, Panda… hứa hẹn giúp thị trường chống thấm phát triển không ngừng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được tổng quan quy trình chống thấm sàn mái và những lý do vì sao phải bảo vệ sàn mái khỏi thấm nước. Ngoài ra, mỗi kiểu công trình từ nhà dân, chung cư cho đến biệt thự lại có những điều giống và khác nhau, đòi hỏi chúng ta cần đánh giá đúng tình trạng thấm dột để lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp nhất.
Trong quá trình sử dụng vật liệu hoặc cần hỗ trợ về chi phí sửa chữa thấm dột sàn mái, ban công, tường ngoài, nhà vệ sinh, tầng hầm, bể bơi…, bạn đọc hãy liên hệ ngay với Chống thấm Việt Thái qua hotline 0904 093 533 để được hỗ trợ và giải đáp tận tình nhanh chóng, hiệu quả nhé!