Chống thấm Sàn Mái

Quy trình chống thấm sàn mái chuẩn độ bền lên tới 20 năm

quy trinh chong tham san mai

Sàn mái giữ vai trò giúp ngôi nhà tránh được những yếu tố ngoại cảnh và thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, bão giông hay nắng gắt. Để sàn mái phát huy tối đa vai trò này, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm đến phương pháp và quy trình chống thấm mái nhằm đảm bảo vị trí này không bị nước xâm nhập và giữ được tính bền vững của mái.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong chống thấm sàn mái, các chuyên gia của Chống thấm Việt Thái hy vọng những nội dung chia sẻ trong bài viết Quy trình chống thấm sàn mái dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

Giới thiệu về chống thấm sàn mái 

Một ngôi nhà cơ bản gồm có ba phần: Móng, khung và mái. Cả ba phần này sẽ được thi công theo trình tự nhất định. Đầu tiên là thi công phần móng và phần khung, sau cùng đến phần mái. Mái nhà có thể lợp tôn hoặc tấm lợp xi măng thông thường.

Chống thấm sàn mái được xem là công đoạn quan trọng trong xây dựng và bảo trì công trình, nhằm ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào bên trong, gây ra các hiện tượng như ẩm mốc, thấm dột.

Có nhiều phương pháp chống thấm sàn mái khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu sàn mái, độ dốc của mái. Ở nước ta hiện nay phổ biến hai loại sàn mái sau:

  • Mái bằng: Loại sàn mái có độ dốc không lớn (dưới 5%), được xây dựng với kết cấu chính là bê tông cốt thép.
  • Mái vát: Là mái có độ dốc lớn, được xây dựng với mục đích chính là tạo kiến trúc đẹp. Vật liệu sử dụng làm mái vát rất đa dạng từ kết cấu bê tông, kết cấu thép, mái tôn, vật liệu dạng nhựa, gỗ…
quy trinh chong tham san mai

Công trình chống thấm mái bằng

Chống thấm sàn mái là hoạt động ngày càng phổ biến hiện nay. Chính chúng ta là người quyết định việc mái có bị xuống cấp hay không bằng việc chống thấm kịp thời để bảo vệ công trình vững chắc.

Tuy nhiên, không phải đội thầu thợ nào cũng hiểu rõ quy trình thi công chống thấm sàn mái mà không gặp bất cứ rủi ro nào. Vì vậy, để chống thấm sàn mái đạt hiệu quả, chúng ta cần phải tuân thủ đầy đủ các quy trình chống thấm nhằm:

  • Bảo vệ cấu trúc dưới sàn mái khỏi tác động của nước.
  • Ngăn chặn sự xuống cấp của công trình xây dựng.
  • Giảm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa trong tương lai.
  • Đảm bảo an toàn và thoải mái cho người sử dụng.
  • Tăng độ bền và tuổi thọ của công trình xây dựng.
  • Đạt chuẩn kỹ thuật và yêu cầu xây dựng hiện đại.

Nguyên nhân và hậu quả của thấm mái

Bề mặt sàn mái là khu vực dễ xảy ra thấm do sàn mái bị nứt gãy, đọng nước lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm thấu. Sự co giãn không đồng đều giữa bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng rạng nứt và tách lớp gây thấm thấu.

Nguyên nhân thấm mái

Chúng ta cần quan tâm đến chống thấm sàn mái bê tông nếu không muốn nhiều vấn đề nghiêm trọng như hư hại bê tông, mòn rỉ sắt thép kết cấu xảy đến. Dưới đây, Chống thấm Việt Thái sẽ trình bày một số nguyên nhân dẫn đến sàn mái bị thấm.

  • Chất chống thấm không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết.
  • Chất chống thấm bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời.
  • Tại các vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt, thi công không đạt yêu cầu.
  • Không thử nước kiểm tra lớp chống thấm trước khi lát gạch.
  • Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém.
  • Sàn sân thượng bị đọng nước.

Ngoài các nguyên nhân nói trên, khoảng 50% trường hợp thấm dột đều liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Có thể do chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối sai sót. Thấm từ trên xuống, thậm chí thấm ngược từ dưới nền nhà lên.

Như đã nói ở trên, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu, hoặc các vị trí xung yếu hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ… sẽ dẫn đến hiện tượng thấm.

Hậu quả của thấm mái

Thấm dột là một hiện tượng phổ biến xảy ra hầu hết các công trình và tuyệt đối không nên xem nhẹ. Nếu không, tình trạng thấm dột này chẳng bao lâu sẽ gây ra hậu quả khó lường.

  • Sàn mái bị ngấm hay ứ đọng nước dẫn đến bề mặt trần nhà bên dưới bị loang lổ, bong tróc gây nguy hiểm đến cuộc sống sinh hoạt. Bên cạnh đó, thẩm mỹ của ngôi nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng với những mảng ố vàng, nứt nẻ, nấm mốc xanh đỏ.
  • Không khí có mùi nấm mốc, bí bách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hô hấp.
  • Công trình bị xuống cấp nhanh chóng, nhà mới xây sẽ trở nên cũ kĩ và chi phí sửa chữa sẽ cao hơn mức thông thường.
  • Gây cháy nổ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Đồ vật trong nhà nhanh chóng bị hư hại.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
quy trinh chong tham san mai

Hình ảnh sàn mái bị thấm

Nhìn chung, môi trường ẩm ướt là điều kiện cho sự truyền điện diễn ra, có thể gây ra sự cố cháy nổ và điện giật rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt lâu này sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Những vết ố vàng, mốc chính là nơi hàng nghìn vi khuẩn lưu trú.

Quy trình chống thấm sàn mái

Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng Neoproof PU W

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt.

  • Mặt nền phải sạch sẽ, khô và không bám bụi, dầu, mỡ hoặc bất kì vật liệu kém bám dính nào.
  • Quét lót bề mặt, trám kín lỗ rỗ và cố định bề mặt để đạt độ bám dính và hiệu quả bao phủ cao.
  • Băm, đục để làm sạch các lớp vữa xi măng trên sàn bê tông.
  • Kiểm tra các đường nứt, đục sâu và rộng đến phần bê tông đặc chắc thì dừng lại.
  • Đục rãnh quanh lỗ đặt ống thoát nước, sau đó đặt sản phẩm dừng nước và cố định lại bằng vữa đổ.

Bước 2: Thi công chống thấm

  • Khuấy kĩ sản phẩm trong thùng.
  • Sau khi quét lót, quét/ lăn tối thiểu hai lớp Neoproof PU W theo hai hướng khác nhau. Lớp thứ nhất pha với 5% nước.
  • Quét/ lăn lớp thứ hai sau lớp thứ nhất 24 giờ và không pha loãng lớp thứ hai.
  • Lớp thứ ba (nếu có) được thi công theo hướng dẫn trên.

Bước 3: Cán vữa bảo vệ lớp chống thấm.

  • Sau khi thi công, cán một lớp vữa bảo vệ như màng bảo vệ và tạo dốc cho bề mặt tránh đọng nước.

Bước 4: Thử độ thấm dột và nghiệm thu công trình

  • Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng, kiểm tra bằng cách ngâm thử nước trong 24 giờ.
  • Nghiệm thu công trình.

Bước 5. Lát gạch sàn sân thượng

  • Kiểm tra chất lượng công trình và nghiệm thu. Thường thì bạn sẽ chờ đến khi trời mưa để kiểm tra lại nhưng muốn nhanh thì có thể xịt nước ngập.

Việc chống thấm sàn mái rất quan trọng để gia tăng tuổi thọ công trình. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện đúng quy trình chống thấm sàn mái để mang lại hiệu quả tối ưu.

quy trinh chong tham san mai

Chống thấm sàn mái bằng Neoproof PU W

Quy trình thi công chống thấm bằng Neoproof Polyurea R

Đây là lớp phủ chống thấm cho khu vực tiếp xúc của mái và các bộ phận khác của công trình, có thể được áp dụng cho bề mặt bê tông và kim loại đã được chuẩn bị phù hợp.

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt.

  • Bề mặt phải đặc chắc, sạch sẽ, khô ráo, không bám dính bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc…
  • Loại bỏ hoàn toàn lớp phủ cũ bằng biện pháp cơ học/hóa học nhằm gỡ đi các vật liệu bám dính.
  • Độ ẩm bề mặt dưới 4%.

Bước 2: Quét lót

  • Nếu bề mặt cần thi công là xi măng thì có thể sử dụng sơn lót epoxy gốc nước Acqua Primer.
  • Trong trường hợp này, nhiệt độ mặt nền phải cao hơn +12°C.

Bước 3: Thi công

  • Khuấy kỹ thành phần A để hòa tan các chất lắng trước khi đổ vào thùng trộn.
  • Đổ thành phần B vào thùng trộn (theo tỷ lệ A÷B = 13.5÷6.5), khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Thi công hỗn hợp trong vòng 80 phút bằng cọ quét, ru-lô hoặc máy phun áp lực.
  • Đảm bảo diện tích bề mặt cần chống thấm phải được phủ bằng Neoproof Polyurea R.
  • Thi công lớp thứ hai theo hướng chéo góc với lớp thứ nhất nhằm hạn chế tối đa quá trình cuốn khí giữa hai lớp vật liệu khi thực hiện thi công.
quy trinh chong tham san mai

Quy trình chống thấm sàn mái sử dụng Neoproof Polyurea R

Cả hai phương án chống thấm trong nội dung bài viết hôm nay đều có những ưu điểm khác biệt, tuy vậy, một số vấn đề cần làm rõ như sau:

  • Không thi công khi trời mưa, nếu mưa thì nên dừng ngay và che phủ kịp thời phần diện tích vừa thi công tránh bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa.
  • Tránh khuấy vật liệu quá nhiều để giảm thiểu nguy cơ kẹt khí.
  • Nhiệt độ bề mặt khi thi công và bảo dưỡng phải cao hơn 3 độ C để tránh ngưng tụ hơi nước.

Công nghệ và vật liệu mới trong quy trình chống thấm sàn mái

Chống thấm mái hiệu quả với Neoproof Polyurea R – sản phẩm gốc Polyurea chất lượng cao, chịu nhiệt và chống tác động của thời tiết, đảm bảo bề mặt mái luôn khô ráo và bền vững.

Polyurea là vật liệu chống thấm cao cấp hiện nay, với tính năng co giãn tốt, độ mềm dẻo cao, dễ dàng liên kết với các bề mặt bê tông. Những đặc tính cơ học tuyệt vời này khiến chúng trở thành một vật liệu được sử dụng rộng rãi cho lĩnh vực xây dựng đòi hỏi các thông số kỹ thuật khắt khe.Neoproof Polyurea R có những ưu điểm:

  • Ngăn chặn sự xâm nhập của độ ẩm và nước, giúp tạo độ kín hoàn toàn.
  • Tăng khả năng chống uốn và giãn.
  • Độ bền cơ học rất cao.
  • Khả năng chống tia cực tím cao.
  • Bám dính tuyệt vời trên mọi chất nền xây dựng như bê tông, thạch cao, tường xây, kim loại, gỗ.
  • Không xuất hiện các lỗ do bóng khí trên bề mặt trong quá trình đông kết vật liệu.
  • Bảo vệ chống thấm lâu dài.
  • Giải pháp lý tưởng cho việc chống thấm mái nhà đi bộ.

Neoproof Polyurea R bảo vệ bề mặt tốt hơn các vật liệu đang có trên thị trường nhờ những đặc tính, tính năng vượt trội… Đặc biệt, Neoproof Polyurea R rất thân thiện với môi trường và con người khi sử dụng. Bảo vệ được nhiều bề mặt nhờ áp dụng phun được nhiều trên bề mặt gồm bê tông, kim loại, gỗ, xốp, nhựa,…

quy trinh chong tham san mai

Chống thấm sàn mái sử dụng Neoproof Polyurea R

Ứng dụng của Neoproof Polyurea R

  • Mái bê tông, tấm lợp xi măng, khảm, vữa xi măng.
  • Lớp mặt mái với khả năng chống đọng nước.
  • Bề mặt kim loại sau khi quét sơn lót thích hợp.
  • Lớp chống thấm PU mới hoặc cũ.

Ngoài Neoproof Polyurea R, chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc một sản phẩm thuộc hệ thống lớp phủ Polyurea Aliphatic mang tên Neodur FT Elastic. Vật liệu có đàn hồi, ninh kết nhanh, thích hợp để sử dụng làm lớp bảo vệ cho các bề mặt yêu cầu chống thấm tốt, chịu mài mòn cao và ứng suất cơ học mạnh mẽ.

  • Neudur FT Elastic được ứng dụng ở những hạng mục, vị trí sau:
  • Sàn đỗ xe trên mái: Neodur FT Elastic là sự lựa chọn lý tưởng để tạo ra lớp phủ chống thấm tại các sàn đỗ xe trên mái, giúp bảo vệ không gian khỏi sự xâm nhập của nước và các yếu tố khác.
  • Ban công & sân thượng: Với khả năng chịu mài mòn và ứng suất cơ học cao, Neodur FT Elastic là lựa chọn không thể thay thế cho việc bảo vệ ban công và sân thượng.
  • Bề mặt lát gạch: Sản phẩm này được sử dụng để tạo lớp phủ chống thấm trên các bề mặt lát gạch, đảm bảo tính bền vững và bảo vệ tối ưu.
  • Lớp phủ chống mài mòn: Neodur FT Elastic có khả năng chống mài mòn tốt, nên có thể được sử dụng như một lớp phủ chống mài mòn trên các bề mặt đã được lớp phủ Neoproof Polyurea.
  • Lớp sơn phủ chống thấm: Sản phẩm có thể đóng vai trò là lớp sơn phủ chống thấm cho các hệ thống chống thấm khác.

Neodur FT Elastic được ứng dụng rộng rãi qua các ứng dụng trên. Vậy sản phẩm này có gì đặc biệt mà được nhiều người ưa chuộng như vậy.

  • Kết hợp độ bền cơ học và chống thấm: Neodur FT Elastic có độ bền cơ học với khả năng chống thấm vượt trội, không hấp thụ nước.
  • Kháng bức xạ UV và điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi tác động của bức xạ UV và điều kiện thời tiết bất lợi.
  • Nhanh khô & chịu mưa sớm: Khả năng nhanh khô và chịu mưa ngay sau khi thi công.
  • Khả năng chống mài mòn và ứng suất cơ học cao: Với khả năng chống mài mòn và ứng suất cơ học cao, sản phẩm đảm bảo tính bền vững của bề mặt được thi công chống thấm.
  • Kháng hóa chất tuyệt vời: Neodur FT Elastic kháng lại nhiều loại hóa chất như axit loãng, kiềm, dầu mỏ và nhiều loại chất khác.

Thực trạng và xu hướng thực hiện quy trình chống thấm sàn mái

Chống thấm đóng vai trò quan trọng để công trình bền vững và đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng. Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của chống thấm trong thi công và hoàn thành công trình xây dựng.

Để việc chống thấm đạt hiệu quả cao, chúng ta cần tuân thủ quy trình thi công. Phải xác định và quản lý nhiều hoạt động liên quan đến nhau thì phương án đưa ra mới hiệu quả. Thiếu quy trình thi công sẽ dẫn đến công việc này thực hiện không đúng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất ban hành.

Không có quy trình thi công cụ thể, tổ đội thi công sẽ chỉ làm quen với sản phẩm, thi công không đúng với định mức quy định, dẫn tới chất lượng công trình khó lòng được đảm bảo.

Có thể bạn quan tâm