Chống thấm Sàn Mái

Quy trình chống thấm sàn mái sử dụng Neoproof PU W và Silatex Super

bao ve mai di lại bang neodur ft flastic

Sàn mái là một bộ phận chống chịu trực tiếp các tác động từ môi trường tự nhiên, nắng, gió,… nên thường được coi là vị trí dễ bị nứt do sốc nhiệt nắng, mưa,… Từ những vị trí nứt này, “giặc thấm dột” sẽ âm thầm khiến cho ngôi nhà của chúng ta bị thấm nước.

Đó là lý do chuyên gia của Chống thấm Việt Thái rất nhiều lần nhấn mạnh với bạn đọc, chống thấm nói chung và Quy trình chống thấm sàn mái nói riêng là một trong các bước hoàn thiện quan trọng trước khi công trình được thi công xây dựng hoàn thiện. Đặc biệt, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc quy trình chống thấm sê nô, sàn mái để công trình bền vững cùng năm tháng.

Tầm quan trọng của chống thấm sàn mái

Sàn mái đóng vai trò quan trọng để bảo vệ công trình khỏi những tác động biến đổi thất thường của thời tiết và môi trường bên ngoài, từ nắng nóng đến mưa nhiều. Do đó, sàn mái là vị trí nhạy cảm, dễ ẩm ướt và thấm nước, dẫn đến dột nước, hư hỏng kết cấu và rêu mốc hình thành trên phần mái.

Chỉ khi sàn mái được chống thấm hiệu quả mới có thể hạn chế và ngăn chặn sự thấm nước hay rò rỉ ảnh hướng đến các vị trí khác của công trình, gây ảnh hưởng chung đến cuộc sống sinh hoạt của mọi người.

Một công trình nói chung hoặc sàn mái nói riêng, nếu không chống thấm, sẽ phải đối mặt với tình trạng hư hỏng cấu trúc bên trong, bong mục và hoen rỉ sắt thép bên trong kết cấu công trình.

Đối với công trình dân dụng, phần mái có thể được lợp thêm ngói hoặc tôn sau khi đổ bê tông nhằm phát huy tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, điều này có thể giúp chống thấm hiệu quả và giảm thiểu tác động của môi trường tới mái bê tông.

Hậu quả của không chống thấm sàn mái

  • Khi trời mưa lớn hoặc do tưới nước khiến sân thượng bị ngập nước, dẫn đến hư hỏng sàn mái. Nước mưa có thể thấm vào bề mặt của mái hoặc sân thượng, gây ảnh hưởng đến kết cấu vật liệu.
  • Xuất hiện đường rò rỉ hoặc vết nứt trên bề mặt tạo điều kiện cho nước thấm qua, dẫn đến thấm dột và phải sửa chữa tốn kém. Nếu các phần của sàn mái bằng bê tông đã bị bão hòa nước từ trước thì có thể lún xuống khi nước thấm lâu ngày.
  • Sàn mái không chống thấm sẽ bị ẩm mốc, loang lổ, làm mất đi thẩm mỹ của ngôi nhà. Bên cạnh đó, thấm dột sàn mái sẽ gây nứt và suy giảm tuổi thọ của sàn mái.
  • Không chống thấm sàn mái sẽ khiến nước thấm qua sàn mái nhỏ giọt xuống bên dưới, gây trơn trượt và mất vệ sinh.
  • Sàn mái bị thấm dột giúp cho nấm mốc và các loại vi khuẩn phát triển trên bề mặt, dễ dàng gây bệnh cho con người.
  • Sàn mái bị thấm dột gây tốn kém chi phí sửa chữa, đặc biệt với sàn mái chưa chống thấm trước đó.

Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp

Quy trình chống thấm sàn mái

Sàn mái bị thấm dẫn đến nhiều hậu quả, tốn kém chi phí sửa chữa

Màng chống thấm bitum

Là loại màng được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và gia cố bằng sợi Polyester có tính chịu kéo và xé, màng chống thấm bitum có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt. Màng bitum mang lại hiệu quả chống thấm cao khi hoạt động trong môi trường ẩm hay áp suất hơi nước cao như: Nhà vệ sinh, bể phốt.

Nhờ khả năng chịu tải lớn và độ đàn hồi cao, màng chống thấm có thể quay về trạng thái ban đầu sau khi bị vật nặng đè lên mà không gây biến dạng bề mặt. 

Trên thị trường, màng chống thấm bitum chia thành 3 loại (dựa trên bề mặt tấm màng và độ dày): Màng chống thấm mặt trơn, màng chống thấm mặt cát và màng chống thấm mặt đá.Ưu điểm của màng chống thấm bitum:

  • Khả năng chống thấm tối ưu: Màng chống thấm bitum được cấu tạo từ bitum và polymer, hai thành phần có khả năng chống thấm vô cùng tốt.
  • Độ bền cao: Là màng chống thấm dẻo, có lớp gia cố bằng lưới polyester nên màng chống thấm bitum có đặc tính cơ học bền vững, khả năng chịu tải cực lớn và độ đàn hồi cao.
  • Độ bền cao: Màng chống thấm bitum có tính năng chịu cường độ đâm thủng lớn, độ bền cao, thời hạn sử dụng lâu dài lên đến hàng chục năm nếu thi công đúng kỹ thuật và bảo dưỡng đầy đủ.
  • Khả năng chịu nhiệt linh hoạt: Màng chống thấm bitum đáp ứng tốt ở nhiệt độ nóng và thích ứng linh hoạt khi nhiệt độ ở mức lạnh. Khả năng thích ứng linh hoạt ở mọi nhiệt độ giúp kết cấu bên trong của màng được đảm bảo toàn diện nhất. Một điểm cộng khác của màng chống thấm bitum là chống tia UV nên hạn chế bị nhiệt ăn mòn, ngăn tuổi thọ của màng không bị giảm sút.
  • Dễ dàng vận chuyển: Có dạng cuộn tròn nên dễ dàng vận chuyển, di dời trong quá trình thi công.

Màng chống thấm bitum giúp bảo vệ triệt để lớp bề mặt cần chống thấm, đặc biệt, không sản sinh hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. 

Vật liệu chống thấm Neoproof PU W và Silatex Super

Tổng quát về vật liệu chống thấm Neoproof PU W

Giới thiệu về Neoproof PU W: Là dung dịch chống thấm gốc nước dành cho mái và hạng mục chống thấm ngoài trời, hình thành nên lớp màng ngăn ẩm không thấm nước với khả năng chịu UV và ứng suất cơ học. Vì thế, vật liệu này có độ bền cơ học cao và khả năng chống thấm vượt trội.Ưu điểm của Neoproof PU W:

  • Dễ dàng khuấy trộn và thi công.
  • Không độc hại, thân thiện với môi trường.
  • Khả năng chịu được tia UV.
  • Phù hợp chống thấm cho hệ mái có thể đi lại trên bề mặt.
  • Độ bền cơ học cao, chịu được thời gian đọng nước lâu.
  • Đa dạng quy cách đóng gói 13kg và 4kg.
  • Không để lại bọt khí sau khi thi công.
  • Chịu được nhiệt độ môi trường tốt từ -14 độ C đến +79 độ C.
  • Dễ dàng bảo quản, thời gian sử dụng 24 tháng.

Silatex Super

Giải Pháp Chống Thấm Dột Trần Nhà Hiệu Quả

Silatex Super – Giải pháp chống thấm dột trần nhà tiên tiến

Giới thiệu về Silatex Super: Silatex Super là chất chống thấm gốc Acrylic, phù hợp để chống thấm mái, sân thượng (bê tông, tấm xi măng, vữa xi măng…) và tường, giúp tăng độ bền, đàn hồi và cung cấp lớp bảo vệ chống ẩm. Chất chống thấm Silatex Super hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi tia UV, được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao và dễ sử dụng.

Ưu điểm của Silatex Super:

  • Cung cấp lớp bảo vệ chống ẩm và tạo ra lớp màng nhẵn bao phủ vết rạn chân chim khi khô.
  • Kinh tế và dễ sử dụng.
  • Chịu được điều kiện khắc nghiệt (bờ biển, khu vực công nghiệp).
  • Không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím.
  • Phản chiếu ánh nắng (màu trắng) và có tác dụng giảm nhiệt tòa nhà.
  • Duy trì khả năng đàn hồi.
  • Tương thích với hệ thống chống thấm cũ.
  • Quy trình chống thấm sàn mái

Quy trình chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng Lemax

Chống thấm sàn mái bằng màng bitum khò nóng Lemax là phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất trong ngành xây dựng hiện nay. Màng khò nóng Lemax nổi bật nhờ khả năng chống thấm tuyệt đối và chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Sau đây là quy trình chống thấm mái bằng màng khò nóng Lemax:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt.

  • Bề mặt thi công cần được mài và thổi bụi sạch sẽ nhằm loại bỏ tạp chất và lớp vữa dư thừa bám lại trên bề mặt sàn.
  • Đảm bảo bề mặt tương đối bằng phẳng. Tiến hành đục bỏ phần thừa và trám lại phần khuyết.
  • Xử lý các cổ ống xuyên sàn bằng thanh trương nở và vữa không co ngót.
  • Sử dụng vữa để vát góc chân tường quanh khu vực chống thấm nhằm hạn chế nước ngầm tích tụ và thấm ẩm chân tường về sau.

Bước 2: Quét lớp lót.

  • Đảm bảo bề mặt bê tông sạch sẽ và khô ráo.
  • Tiến hành quét lớp lót tăng cường độ bám dính giữa màng chống thấm và bề mặt sàn. Đối với chân tường, chúng ta cần lăn lớp lót cao tối thiểu 25cm.

Bước 3: Thi công màng khò.

  • Trải màng khò và căn chỉnh thật đều trước khi thi công từ vị trí thấp về vị trí cao (nếu bề mặt dốc) của vị trí cần chống thấm.
  • Cuộn lại cuộn màng để bắt đầu khò nhiệt.
  • Dùng đèn khò chuyên dụng khò mặt dưới tấm màng sao cho bề mặt bitum nóng và chảy mềm. Đây là một công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm, điều chỉnh lửa khò phù hợp, tránh khò quá lâu dẫn đến màng bị thủng rách hoặc khò thiếu nhiệt dẫn đến lớp nhựa không được chảy đều.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc con lăn để ép cuộn màng từ giữa ra các bên để lớp màng bám dính tốt vào bề mặt sàn và không để bong bóng khí sót lại dưới cuộn màng.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng thi công.

  • Kiểm tra để đảm bảo bề mặt màng chống thấm bitum không có điểm khuyết và điểm hở.
  • Bơm nước và ngâm thử kiểm tra chất lượng trong 24 giờ.
  • Kiểm tra thấm ẩm mặt dưới của màng chống thấm sau 24 giờ ngâm thử nước.
  • Bước 5: Tạo lớp bảo vệ màng khò.

Nhằm đảm bảo chất lượng của lớp màng bitum chống thấm, cần cán lớp vữa bảo vệ màng chống thấm sau khi dán màng. Công tác này nhằm tránh tác động vật lý làm thủng, rách lớp màng cũng như hạn chế tác hại từ ánh nắng mặt trời.

Lưu ý khi thi công màng khò Lemax:

  • Quá trình thi công màng khò chống thấm cần sử dụng lực cơ học để ép phần màng đã khò dính sát vào bề mặt chống thấm, tránh hiện tượng nhốt bọt khí gây bong rộp về sau.
  • Tại vị trí chồng mí giữa hai tấm màng: Đảm bảo chiều rộng chồng mí tối thiểu 10cm và khò nhiệt nhiều hơn cho vị trí này để dán chặt mối nối nhằm đảm bảo nước không chui qua được.
  • Các vị trí như khe co giãn, góc chân tường, cổ ống, vết nứt cần được gia cố thêm lớp màng khò để đảm bảo chất lượng chống thấm của công trình.

Quy trình chống thấm mái bằng Silatex Super

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt.

  • Bề mặt phải khô, sạch bụi giống như thi công Neoproof PU W ở trên.
  • Để ổn định bề mặt, cần tiến hành trám kín tất cả lỗ rỗ trên bề mặt sàn cần chống thấm. Vai trò của việc này là để tăng cường độ bám dính và khả năng bao phủ của vật liệu chống thấm.
  • Quét lớp lót Revinex được pha với nước theo tỷ lệ Revinex : nước là 1 : 4.

Bước 2: Thi công Silatex Super.

  • Khuấy kỹ dung dịch bằng máy khuấy chuyên dụng ở tốc độ chậm, tránh quẩn khí.
  • Sử dụng thiết bị chuyên dụng để phun/ lăn hoặc quét.
  • Thi công tối thiểu hai lớp chống thấm sao cho lớp sau thi công chéo với lớp trước đó.
  • Lớp thứ nhất pha với nước (5%) để thi công. Lớp thứ 2 (và các lớp sau đó) phải để nguyên chất và chỉ được thi công sau khi hoàn thành lớp thứ nhất 24 giờ.

Lưu ý khi thi công Silatex Super:

  • Không thi công Silatex Super vào ngày thời tiết độ ẩm cao, hoặc dự báo có mưa hoặc độ ẩm cao trong vòng 48 giờ sau khi thi công.
  • Trường hợp đặc biệt hoặc phủ đè khe nứt >1.5mm, cần gia cường bằng vải polyester không dệt Neotextile và phải quét ba lớp.
  • Rửa sạch các dụng cụ bằng nước ngay sau khi sử dụng.
  • Để chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm bitum hay chất chống thấm nêu trên đạt hiệu quả cao, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp bảo dưỡng sau khi chống thấm:
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất chống thấm.
  • Thực hiện bảo dưỡng định kỳ.
  • Sau khi thi công, nếu lớp màng chống thấm hoặc chất chống thấm không đạt yêu cầu, cần tiến hành xử lý ngay, tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.

Lợi ích của Quy trình chống thấm sàn mái

sieu pham chong tham mai chuyen nghiep neoproof polyuera r

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến thấm sân thượng

Rõ ràng, sàn mái với vai trò vô cùng quan trọng và là vị trí xung yếu cần được bảo vệ, việc chống thấm cho hạng mục này chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích sau đây:

  • Giảm thiểu chi phí: Sàn mái không được thi công chống thấm từ đầu sẽ khiến kết cấu bị xuống cấp, thậm chí gây nứt hay sụt lún khi thấm dột ăn sâu vào các bộ phận trong ngôi nhà. Chống thấm kịp thời giúp sàn mái hoạt động bền bỉ cho dù phải chịu tác động của thời tiết, tránh tốn kém chi phí sửa chữa bảo dưỡng sàn mái.
  • Nâng cao tính thẩm mỹ: Khi công trình bị thấm dột nghiêm trọng, các vết bong tróc, nứt nẻ sẽ xuất hiện làm mặt ngoài công trình xuống cấp. Chống thấm sẽ giúp toàn bộ mặt ngoài của công trình luôn duy trì nét đẹp hài hòa, nguyên vẹn như vừa mới xây dựng.
  • Bảo vệ công trình: Nước thấm vào mái có thể gây hỏng, mục nát cấu trúc mái, khiến bê tông, thép, và các vật liệu khác bị suy yếu. Chống thấm sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà và tài sản bên trong không bị mất đi giá trị hay hỏng hóc phải sửa chữa.
  • Gia tăng tuổi thọ của mái: Chống thấm giúp bảo vệ mái khỏi các yếu tố môi trường và mục nát sau này, kéo dài tuổi thọ của mái, giúp chúng ta yên tâm về một công trình không bị thấm dột.
  • Tạo môi trường sống an toàn: Sàn mái bị thấm sẽ khiến nước rò rỉ, trơn trượt vô cùng nguy hiểm. Tình trạng ẩm ướt này còn khiến nấm mốc hình thành và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chống thấm sàn mái giúp chúng ta được sống dưới mái nhà an toàn và luôn luôn khô ráo.

Chống thấm sàn mái ngay từ đầu có thể giúp chúng ta tránh nhiều hậu quả sau này. Nếu sàn mái của gia đình bạn bị thấm dột, hãy liên hệ ngay Chống thấm Việt Thái qua hotline 0904 093 533, để lại lời nhắn trên website www.chongtham.vn để bộ phận Chăm sóc khách hàng của chúng tôi chủ động liên lạc và tư vấn.

Đầu tư cho chống thấm sàn mái chính là đầu tư để bảo vệ công trình, bảo vệ kết cấu bền vững và bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta. Thay vì phải bỏ ra chi phí sửa chữa đắt đỏ, chúng tôi khuyên bạn đọc hãy chống thấm cho sàn mái nói riêng và các hạng mục khác nói chung, để không gian sống luôn trong lành, mọi người đều yên tâm học tập, làm việc để cống hiến cho gia đình và xã hội.

Bài viết liên quan:

Có thể bạn quan tâm