Tư vấn chống thấm

Sơn chống thấm trong nhà như thế nào để hiệu quả?

son chong tham trong nha

Mỗi ngày trôi qua, hotline của Chống thấm Việt Thái thường nhận được trên dưới 80 cuộc gọi từ khách hàng, với nhiều câu hỏi quen thuộc, “nhà tôi mới xây từ đầu năm sao trần nhà đã bị rỉ nước, mốc xanh đỏ”, “tường nhà tôi đã chống thấm sao vẫn bị thấm nước, người ta bảo mua sơn chống thấm trong nhà thì có đúng không” hay “có nên sơn chống thấm ngược tường trong nhà không, tôi thấy thợ nhà tôi bảo cần làm”…

Điều đó cho thấy nhu cầu chống thấm và những băn khoăn về thấm dột/ chống thấm vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày. Và chỉ cần chúng ta thiếu hụt kiến thức về chống thấm, tình trạng này hoàn toàn có thể nghiêm trọng hơn hoặc tốn kém chi phí do thầu thợ cố tình đưa các vật liệu không thích hợp vào sử dụng.

Một câu hỏi có lẽ nhiều bạn đọc sẽ quan tâm. Quét lớp chống thấm rồi có cần sơn chống thấm trong nhà nữa không? Khi tường trong nhà bị thấm thì chỉ cần quét sơn chống thấm lên bề mặt là được đúng không? Giá sơn chống thấm trong nhà có đắt không? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu

Thấm nước là gì?

Ở nước ta, thấm nước không phải là điều gì hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong các công trình xây dựng, dù là mới hoàn thành hay đã sử dụng nhiều năm.

Thấm nước là hiện tượng nước xâm nhập vào bên trong, thấm từ phía có áp lực cao sang phía có áp lực thấp, gây ảnh hưởng đến cấu trúc và kết cấu vật liệu, giảm tuổi thọ công trình.

son chong tham trong nha

Giải thích tình trạng thấm nước là gì

Hậu quả của thấm nước

Mỗi vật liệu hay bề mặt kết cấu sẽ có tính chất thấm không giống nhau. Thông thường, các vật liệu sẽ có mức độ thấm nước dựa trên bản chất vật liệu (sắt, đá, thép, bê tông, gỗ, kim loại…), độ rỗng và tính chất lỗ rỗng của vật liệu hay bề mặt. Khi bị thấm nước sẽ để lại nhiều hậu quả:

  • Về thẩm mỹ: Thấm nước làm công trình mất đi tính thẩm mỹ do những vết ố vàng, rêu mốc và vết rạn nứt bê tông trên tường khiến bề mặt tường nham nhở, bong tróc, cảm giác tường mới xây dựng mà như đã sử dụng hàng chục năm. Thậm chí, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào là điều hoàn toàn có thể.
  • Đe dọa đến sức khỏe: Trời càng mưa lâu ngày càng khiến tường nhà thấm nước nặng hơn, những chỗ thấm nước sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt để nấm mốc sinh sôi và phát triển. Chính những vết mốc xanh, đen mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường lại là ổ chứa hàng trăm loại vi khuẩn gây ra các bệnh viêm xoang, viêm mũi và nấm da…
  • Nguy cơ cháy nổ: Tường nhà bị ẩm có thể gây ra nhiều vụ cháy nổ do chập điện. Do hệ thống đường điện trong tường, hoặc bề mặt tường có ổ điện kết nối trực tiếp với các thiết bị đắt tiền như tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…
  • Không gian sống hôi hám, khó chịu: Thấm nước nếu không được xử lý trong một thời gian dài, sẽ khiến không gian sống có mùi hôi khó chịu, thậm chí, việc hít thở mỗi ngày của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định.
  • Hủy hoại cấu trúc: Nước thấm vào bất cứ hạng mục nào của ngôi nhà như tường và sàn nhà, lâu ngày đều làm mềm vật liệu xây dựng và phá hủy chúng. Khi vật liệu xây dựng bị hủy hoại, cấu trúc của ngôi nhà sẽ bị suy giảm độ bền vững. Đặc biệt, khiến toàn bộ đồ dùng nội thất hư hỏng.
  • Tổn thất kinh tế: Thấm nước khiến các thiết bị nói trên nhẹ thì bị chập cháy, nặng thì có thể hỏng luôn. Vì thế, chúng ta sẽ tốn kém thêm cả chi phí mua mới thay thế. Còn với công trình nói chung, chúng ta sẽ phải sửa chữa một phần hoặc toàn bộ, tùy thuộc tình trạng thấm dột thực tế.
  • Mất an toàn: Thấm nước khiến trần nhà bong tróc, các mảng vữa phồng rộp có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào, gây mất an toàn cho mọi người. Ngoài ra, thấm nước khiến nền nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt, trơn trượt, nếu không cẩn thận có thể khiến mọi người vấp ngã.
son chong tham trong nha

Hậu quả của thấm nước

Nếu bạn đến thăm nhà gia đình họ hàng hoặc bạn bè mà thấy ngôi nhà của họ bị thấm dột, hãy khuyên họ xử lý dứt điểm càng sớm càng tốt để bảo vệ sự an toàn cho họ. Hoặc liên hệ fanpage của của Chống thấm Việt Thái (https://www.facebook.com/sieuthichongtham.vietthai) để chúng tôi giúp bạn khắc phục tình trạng này, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Giới thiệu về sản phẩm sơn chống thấm

Nhiều năm trở lại đây, sơn chống thấm tường trong nhà được coi là vật liệu phổ biến, được nhiều người biết đến. Một công trình với sự trợ giúp của sơn chống thấm sẽ có thể tránh khỏi tình trạng ẩm mốc khá hiệu quả.

Sơn chống thấm là gì?

Sơn chống thấm là hợp chất dạng nước, có tác dụng tạo ra lớp màng phủ chống thấm bề mặt. Sơn chống thấm giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước, hơi ẩm và các dạng chất lỏng vào kết cấu bề mặt công trình.

Thành phần của sơn chống thấm

Sơn chống thấm gồm nhiều thành phần quan trọng: Nhựa, dung môi, chất tạo màng và các chất phụ gia khác. Trong đó, chất tạo màng và bột khoáng chiếm khoảng 80% – 90%, phụ gia chiếm từ 2% – 8%.

  • Nhựa: Đây là thành phần quan trọng nhất của sơn chống thấm, là nhựa các gốc được sử dụng trong công nghiệp. Vai trò của nhựa là để tạo ra lớp màng chống thấm trên bề mặt, vì thế, độ dẻo của nhựa là rất quan trọng để tăng tính linh hoạt. Sơn chống thấm có các loại nhựa thông dụng như Acrylic, Epoxy và Polyurethane; trong đó, nhựa thông dụng nhất là nhựa Acrylic vì tính dẻo cao và khả năng chịu được ánh sáng mặt trời và thời tiết khắc nghiệt.
  • Dung môi: Có nhiều loại khác nhau để hòa tan và pha loãng nhựa trong sơn chống thấm. Dung môi có nhiều loại, nhưng thông dụng nhất gồm xylene, toluene hay butyl acetate.
  • Chất tạo màng: Giúp tạo ra lớp màng chống thấm bề mặt mượt mà và chịu được tác động của thời tiết. Hiện nay, phổ biến nhất là chất tạo màng MEK (methyl ethyl ketone), ethyl acetate và propylene glycol.
  • Bột khoáng: Có thể là các chất như SiO2, CaCO3, BaSO4…
  • Các chất phụ gia: Là các chất cải thiện độ dính, độ bền và khả năng chịu nước của lớp màng chống thấm, phổ biến nhất gồm chất điều chỉnh pH, chất chống oxy hóa, chất chống nấm mốc và chất tạo độ dày.

Các thành phần này được pha trộn để tạo ra sơn chống thấm, bảo vệ bề mặt khỏi tác động của nước và độ ẩm. Sơn chống thấm được phun bằng súng hoặc lăn bằng cọ lên bề mặt, khi khô sẽ hình thành nên lớp màng có bề mặt bóng, mượt mà, chống thấm hiệu quả.

son chong tham trong nha

Sơn chống thấm gồm nhiều thành phần quan trọng: Nhựa, dung môi, chất tạo màng và các chất phụ gia khác.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm, một số loại sơn chống thấm được bổ sung thêm phụ gia tạo màu và các hạt phân tử để tăng độ bền, độ bám dính tốt hơn trên nhiều bề mặt khác nhau.

Bài viết liên quan: Công ty Chống thấm chuyên nghiệp chuyên chống thấm sửa chữa

Ưu điểm của sơn chống thấm

Sơn chống thấm được tạo thành từ việc pha trộn nhựa, dung môi, chất tạo màng và các chất phụ gia, giúp sản phẩm sở hữu nhiều ưu điểm như sau:

  • Chống thấm hiệu quả: Tránh tình trạng thấm ngược cho tường nhà, chống nấm mốc để có thể bảo vệ các thiết bị trong nhà.
  • Dễ dàng thi công: Sơn chống thấm có thể thi công dễ dàng bằng cách sử dụng và pha chế theo tỷ lệ sẵn có của nhà sản xuất. Quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
  • An toàn sức khỏe: Nhờ khả năng chống thấm tối ưu nên sử dụng sơn chống thấm giúp ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn trên tường nhà. Đặc biệt, những vết nấm mốc này dễ xâm nhập vào vật dụng nấu nướng, ăn uống kéo theo nhiều hậu quả khôn lường.
  • Tiết kiệm kinh phí: Sử dụng sơn chống thấm sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi thời tiết nắng mưa thất thường và khắc nghiệt. Giữ cho ngôi nhà bền lâu nên tiết kiệm chi phí sửa chữa, chống thấm về sau.
  • Thẩm mỹ bền đẹp: Sơn chống thấm có chất lượng cao, mịn và bóng. Đặc biệt, nhờ tính bền màu khó phai nên công trình sẽ được đảm bảo thẩm mỹ lâu dài.

Hạn chế của sơn chống thấm

Mặc dù sơn chống thấm là giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ công trình khỏi các tác động của thời tiết và duy trì tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, song nó cũng có những nhược điểm nhất định khi sử dụng để chống thấm bên trong nhà hay bên ngoài nhà.

  • Chi phí thi công ban đầu cao: So với các loại sơn thông thường, sử dụng sơn chống thấm ngoại thất sẽ khiến các chi phí thi công cao hơn.
  • Kéo dài thời gian thi công: Thi công sơn chống thấm ngoại thất cần nhiều thời gian hơn so với sơn thông thường.
  • Kém hiệu quả với một số bề mặt: Do khả năng chống thấm còn hạn chế, sơn chống thấm không triệt để hiệu quả khi thi công trên các bề mặt phức tạp (lồi lõm hay vết nứt quá rộng).

So sánh sơn chống thấm với chất chống thấm chuyên dụng

So với sơn chống thấm, chất chống thấm chuyên dụng mang đến hiệu quả chống thấm vượt trội hơn hẳn. Tuy nhiên, tùy tình trạng thực tế của mỗi công trình để chúng ta xác định nên sử dụng vật liệu chuyên dụng để tránh tốn kém thời gian, tiền bạc sửa chữa trong tương lai.

Ở bảng so sánh dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những ưu điểm của sơn chống thấm và vật liệu chống thấm chuyên dụng để đánh giá sự giống và khác nhau giữa hai dạng vật liệu chống thấm này.

Nội dung Sơn chống thấm Chất chống thấm chuyên dụng
Khái niệm Sơn chống thấm là một hợp chất hoá học dạng nước, có các liên kết bền vững và độ co giãn của chất keo cao, tạo thành lớp màng sơn có khả năng bảo vệ mặt tường khỏi sự thấm nước. Chất chống thấm có chức năng ngăn thấm nước chuyên dụng, phủ lên vữa xi măng, các lớp bột trét, sơn lót và sơn phủ.

Chất chống thấm giảm sự truyền dẫn hơi nước và độ ẩm dưới dạng lỏng tiết ra từ trong bê tông hay từ bên ngoài đi qua lớp bê tông.

Ưu điểm
  • Chống thấm nước vượt trội từ bên ngoài cho bề mặt công trình.
  • Có nhiều mã màu đẹp mắt.
  • Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình, chống bụi bẩn, rêu mốc…
  • Tránh gây phá vỡ cấu trúc công trình.
  • Bảo vệ tường khỏi bị thấm nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Khả năng kháng kiềm, kháng muối tốt.
  • Thi công dễ dàng và đơn giản.
  • Chống tia cực tím, thời tiết khắc nghiệt.
  • Chống mài mòn tương đối tốt.
  • Bám dính trên bề mặt tốt.
  • Chống sự ăn mòn của hóa chất.
  • Tăng tính bền vững cho bề mặt tiếp nhận, giảm tỷ lệ gãy vỡ bề mặt quét.
  • Có một số màu khác nhau (có thể tùy chỉnh).
  • Khả năng chống thấm tốt.
  • Độ bền và độ dẻo.
Chi phí 18.000đ – 44.000đ/m2 330.000đ – 382.000đ/m2

Nhìn chung, các loại sơn phủ đa phần đều có chức năng trang trí và bảo vệ. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí mà không thực hiện chống thấm ngay từ đầu thì sau một thời gian, lớp sơn này sẽ phồng rộp, bong tróc, phai màu và tạo thành các lỗ chân chim trên tường.

Là một loại sơn công nghệ mới, sơn chống thấm mang đến tác dụng ngăn chặn các vết thấm ẩm nhẹ để giữ màu bền đẹp cho bức tường. Tuy nhiên, kết hợp sơn chống thấm với chất chống thấm chuyên dụng sẽ là giải pháp hoàn hảo hơn cho ngôi nhà. Bởi vậy, chỉ sơn cho tường là chưa đủ mà còn cần kết hợp thêm chất chống thấm để tạo nên lớp bảo vệ che chắn ngay từ bên trong tường.

Kết luận

Đối với các quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, sơn chống thấm có vai trò quan trọng để hạn chế các vết ẩm mốc, loang lổ do rỉ nước. Điều này giúp tổng thể ngôi nhà giữ được diện mạo nguyên vẹn và tránh tích tụ chất bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, sơn chống thấm còn có tầm quan trọng như sau:

  • Bảo vệ bề mặt: Sơn chống thấm tạo ra lớp màng chống thấm, bảo vệ bề mặt khỏi nước, độ ẩm và các tác động của thời tiết xung quanh.
  • Tăng tuổi thọ của công trình: Sơn chống thấm giúp tăng tuổi thọ công trình xây dựng và bảo trì, đặc biệt là các công trình gần biển hoặc khu vực có độ ẩm cao, dễ bị thấm ẩm.
  • Giảm chi phí bảo trì: Sơn chống thấm giúp giảm sự xuống cấp của các hạng mục trong công trình, từ đó giảm chi phí bảo trì, sửa chữa phát sinh.
  • Tăng hiệu quả năng lượng: Sơn chống thấm giúp giảm sự thoát nhiệt và tiêu thụ năng lượng của hệ thống điều hòa không khí, từ đó tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Với những vai trò kể trên, dễ hiểu khi sơn chống thấm đang được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Sử dụng sơn chống thấm sẽ giúp bề mặt vững chắc, công trình được gia tăng tuổi thọ và giảm chi phí sửa chữa. Tuy vậy, cần hiểu rõ những ưu nhược điểm của sơn chống thấm để ứng dụng phù hợp cho công trình thực tế.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về sơn chống thấm và chất chống thấm chuyên dụng khác, vui lòng truy cập website www.chongtham.vn hoặc liên hệ hotline 0904 093 533 để Chống thấm Việt Thái tư vấn kỹ lưỡng các giải pháp chống thấm phù hợp với từng nhu cầu công trình hơn.

Đọc thêm:

Có thể bạn quan tâm