Trần nhà là một phần không thể thiếu và có ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của bất kỳ ngôi nhà nào. Do đó, ngoài việc lựa chọn vật liệu phù hợp để xây dựng, chúng ta cần chống thấm để đảm bảo tính thẩm mỹ và tăng cường độ bền của trần nhà.
Thực tế, có nhiều loại trần nhà khác nhau nên chúng ta cần chú trọng lựa chọn vật liệu phù hợp để đảm bảo tính chắc chắn cho công trình. Đặc biệt cần xử lý nhanh chóng khi trần nhà bị thấm nước bằng sơn chống thấm ngược hoặc keo chống thấm ngược trần nhà.
Hãy cùng tham khảo các thông tin bổ ích trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên lý chống thấm ngược và quy trình chống thấm ngược trần nhà hiệu quả hiện nay.
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược (hay chống thấm nghịch) là phương pháp thực hiện chống thấm ở phía ngược lại với hướng nguồn nước. Hiểu nôm na thì chống thấm ngược được thực hiện bằng cách tạo lớp màng chống thấm ở bề mặt bên trong nếu nguồn nước thấm từ bên ngoài vào.
Do áp lực nước từ bên trong kết cấu tường đẩy ra bề mặt lớp chống thấm nên có xu hướng tách lớp chống thấm đang bám dính khỏi bề mặt tường. Vì thế chúng ta cần tuân thủ quy trình chống thấm ngược để xử lý dứt điểm tình trạng này.
Phương pháp chống thấm nào cũng đòi hỏi lớp chống thấm phải có khả năng bám dính vào tường và có tính đàn hồi tốt. Thế nên, chúng ta chỉ thi công chống thấm ngược khi không thể thực hiện được biện pháp chống thấm thuận mà thôi.
Hậu quả của trần nhà bị thấm.
Trần nhà bị thấm nước sẽ xuất hiện vết ố vàng, vết nứt chân chim, sơn tường nhà, sơn trần nhà bị phồng rộp… khiến ngôi nhà mất thẩm mỹ.
Thấm nước kéo dài khiến trần nhà có vết loang lổ, ẩm mốc, rong rêu, vi khuẩn phát triển khiến không khí có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và nguy cơ mắc bệnh về da và hô hấp.
Thấm nước nếu không được xử lý hoặc để lâu ngày sẽ khiến trần nhà bị rỉ nước, nước liên tục chảy xuống sàn nhà gây trơn trượt và ảnh hưởng đến đồ đạc, thiết bị trong nhà.
Trần nhà bị rỉ nước có thể khiến ổ cắm, công tắc… chập cháy nguy hiểm tính mạng.
Trần nhà bị thấm nước nếu không giải quyết triệt để có thể phá vỡ kết cấu trong nhà.
Trần nhà bị thấm nước gây ảnh hưởng tới toàn bộ ngôi nhà, phá hủy kết cấu bê tông, gây nứt nẻ tường nhà vô cùng nguy hiểm cho tính mạng con người.
Tình trạng thấm dột trần còn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của gia đình, gây bức bối, khó chịu…, thậm chí khiến hiệu quả công việc của chúng ta suy giảm.
Ý nghĩa của chống thấm ngược trần nhà
Chống thấm ngược trần nhà khi không thể chống thấm thuận cần được thực hiện cho mục đích lâu dài nhằm gia tăng tuổi thọ của trần.
Trần nhà là nơi thường xuyên tiếp xúc và chịu tác động từ nước mưa và độ ẩm. Với các phòng ở tầng thượng, trần nhà sẽ dễ dàng bị thấm nước và rò rỉ nước nếu sân thượng bị đọng nước.
Chống thấm ngược trần nhà giúp xóa sạch ẩm mốc, vết nứt và vết loang lổ.
Chống thấm ngược trần nhà được đánh giá là cần thiết để đảm bảo thẩm mỹ và sức khỏe của gia đình chúng ta.
Nguyên lý chống thấm
Điều cần hiểu về nguyên lý chống thấm
Chống thấm là công đoạn sử dụng vật liệu hoặc phương pháp phù hợp nhằm ngăn cản sự thẩm thấu của nước và độ ẩm vào bề mặt kết cấu hay công trình. Chống thấm giúp cấu trúc có khả năng kháng nước và không bị tác động bởi nước và độ ẩm.
Mục đích lớn nhất của chống thấm là để bảo vệ cấu trúc không bị ảnh hưởng do thấm nước. Sử dụng vật liệu chống thấm như sơn chống thấm ngược sẽ giúp công trình chống lại sự thẩm thấu của nước trong những điều kiện quy định.
Chống thấm giúp cho hạng mục vốn dĩ “nằm” trong môi trường ẩm ướt hay dưới nước có khả năng chống lại sự thấm nước.
Nguyên nhân gây ra thấm ngược trần nhà
Chống thấm ngược trần nhà không đúng kỹ thuật: Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như thi công các mép sát nhau không cẩn thận, quét sơn chống thấm ngược không tuân thủ đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
Vật liệu thi công kém chất lượng: Sử dụng vật liệu chống thấm nói riêng hay vật liệu xây dựng nói chung kém chất lượng góp phần khiến trần nhà bị thấm nước. Điều này có thể do chủ nhà chưa hiểu rõ về chống thấm hoặc thuê phải thầu thợ đã sử dụng vật liệu kém chất lượng để kiếm lợi.
Do sàn nhà phía trên bị thấm nước: Nhà tắm hay nhà vệ sinh ở tầng trên bị thấm nước mà không được xử lý sớm sẽ lây lan xuống trần bên dưới và gây ra thấm trần. Bên cạnh đó, thấm nước từ sân thượng cũng gây ảnh hưởng đến trần nhà bên dưới.
Do sàn mái bị rạn nứt: Khi sàn mái bê tông chịu tác động thường xuyên của thời tiết lâu ngày cộng thêm sự thay đổi thường xuyên của nhiệt độ có thể gây ra các vết nứt nghiêm trọng để rồi gây ra thấm nước.
Do đường cấp thoát nước bị hỏng: Nếu không thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống nước nối giữa các tầng trong tòa nhà, chúng ta sẽ không thể phát hiện ra rò rỉ nước gây thấm trần nhà.
Quy trình chống thấm ngược trần nhà
Để trần nhà và toàn bộ công trình duy trì sự bền vững, chúng ta cần lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp dựa trên khảo sát, đánh giá hiện trạng của công trình. Dưới đây, Chống thấm Việt Thái sẽ hướng dẫn bạn đọc quy trình chống thấm ngược trần nhà phổ biến.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt.
Xử lý cơ bản:
Kiểm tra và tìm kiếm vị trí thấm nước. Tiến hành đục bỏ lớp hồ, vữa xi măng ở vị trí bị thấm.
Đục mở miệng đường nứt có rãnh rộng 1cm – 2cm, sâu 2cm, hốc bọng, túi đá và lỗ rỗ. Loại bỏ phần bám dính hờ, đục rộng và sâu đến phần bê tông đặc chắc phía dưới.
Mài toàn bộ bề mặt cần chống thấm ngược để làm bong tróc tạp chất, bụi bẩn còn sót lại.
Đảm bảo bề mặt trước khi chống thấm đã được làm sạch bằng máy thổi cầm tay hoặc máy hút bụi công nghiệp để thi công chống thấm hiệu quả hơn.
Xử lý vị trí xung yếu:
Cuốn thanh cao su trương nở (thanh thủy trương) quanh khe co giãn, cổ ống rồi đổ bù vữa không co ngót.
Bơm keo PU đẩy nước ra khỏi thân bê tông tại điểm rò rỉ nước, điểm thẩm thấu nước.
Làm ẩm bề mặt chống thấm:
Dùng máy phun nước áp lực hoặc máy phun ẩm rửa bề mặt bê tông bão hòa nước, song cần tránh để đọng nước trên bề mặt.
Bước 2: Thi công chống thấm
Dùng con lăn hoặc máy phun để đảm bảo chất lượng chống thấm và tiết kiệm thời gian.
Tùy từng bề mặt công trình và vật liệu được chọn để quét lớp chống thấm phù hợp. Độ phủ lý thuyết: 1kg – 1.5 kg/m2 nếu thi công bằng con lăn và 2kg – 2.5kg/m2 nếu thi công bằng máy chuyên dụng.
Đối với vật liệu chống thấm dạng lỏng: Nên dùng bình phun để vật liệu chống thấm thấm sâu đều hơn và hiệu quả.
Thi công các lớp cần tuân thủ quy định vuông góc với nhau. Lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất chừng 3 giờ – 4 giờ tùy nhiệt độ ngoài trời (đây là thời điểm bề mặt lớp chống thấm thứ nhất đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn).
Bước 3: Bảo dưỡng sau thi công.
Vật liệu chống thấm cần được đảm bảo chất lượng đều và khả năng chống thấm cao. Sau khi thi công nên dùng bao tải ướt hoặc máy phun ẩm liên tục để tránh vật liệu bị khô trong thời gian ninh kết.
Keo chống thấm ngược trần nhà
Keo chống thấm là gì?
Keo chống thấm là sản phẩm có độ kết dính cao với bê tông và vật liệu xây dựng khác. Keo chống thấm được sử dụng nhằm bịt kín đường nứt, khe lún để củng cố chất lượng của kết cấu công trình và có độ cản nước cao.
Tác dụng của keo chống thấm trong chống thấm ngược:
- Để bịt vết nứt trên bề mặt của trần nhà hoặc mái nhà bằng bê tông.
- Để chống thấm khe nứt trên bề mặt tường.
- Để chống thấm vết nứt từ mái nhà, hoặc làm đầy mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ cũng như làm liền mạch điểm tiếp giáp giữa mái tôn.
- Để gia cố khe nứt trên sàn gỗ, cửa sổ.
- Để làm đầy mối hở trên thanh kim loại.
- Giúp ngăn nước thấm từ bên ngoài vào công trình.
- Giúp ngăn ngừa nấm mốc, rong rêu tại những vị trí sử dụng keo chống thấm.
- Giúp kháng kiềm, chống lại sự xói mòn của vật chất.
Ưu điểm của keo chống thấm:
- Ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào để bề mặt của lớp chống thấm không bị đọng nước.
- Bám dính tốt với bê tông, bề mặt tường xi măng.
- Khả năng kháng kiềm, chịu được mài mòn và nước mặn.
- Sử dụng keo chống thẩm giúp công trình có khả năng kháng nước và chống thấm.
- Sản xuất từ hóa chất không độc hại, an toàn cho người sử dụng.
- Phù hợp để chống thấm cho mọi bề mặt.
Lưu ý khi mua keo chống thấm
Trên thị trường có nhiều loại keo chống thấm ngược trần nhà nên chúng ta cần lưu tâm kỹ khi mua. Đối với Chống thấm Việt Thái, chúng tôi khuyên bạn đọc hãy chọn sản phẩm có nhãn mác từ các thương hiệu uy tín và phải phù hợp với vị trí sử dụng.
Lưu ý nguồn gốc xuất xứ của keo chống thấm và đọc kỹ phần đánh giá của khách hàng đã sử dụng nếu có. Đây sẽ là thông tin cần thiết giúp chúng ta dễ dàng chọn được loại keo tốt nhất.
Trước khi thi công chống thấm bằng keo, hãy xem kĩ và tuân thủ các bước hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất, tránh những sự cố có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm.
Vai trò của keo chống thấm ngược trần nhà
Chống nấm mốc: Những khu vực ẩm ướt, thiếu sáng là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt để keo chống thấm có khả năng chống thấm tốt nhất.
Mềm dẻo chắc chắn: Keo chống thấm tạo liên kết chắc chắn với bề mặt được trám và đàn hồi để có thể “chuyển động thuận” theo mối nối.
Dễ dàng làm sạch: Do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất và nước nên keo chống thấm có khả năng dễ dàng làm sạch, không bám bụi bẩn.
Chống lão hóa: Keo chống thấm không bị đổi màu theo thời gian hoặc bị ảnh hưởng bởi hóa chất gia dụng phổ biến như xà phòng và dầu gội đầu.
An toàn sức khỏe: Keo chống thấm có hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thấp.
Sơn chống thấm ngược
Sơn chống thấm ngược là gì?
Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng để ngăn chặn thấm dột trên bề mặt thi công, xảy ra do tác động của nắng, mưa, độ ẩm. Sơn chống thấm tạo ra lớp phủ có tác dụng bảo vệ kết cấu và làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn…, giúp bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.
Vai trò của sơn chống thấm ngược
Xét về tính thẩm mỹ: Sơn chống thấm có khả năng kết hợp với sơn nội – ngoại thất để vừa chống thấm vừa đảm bảo thẩm mỹ. Sử dụng sơn chống thấm để phủ lên bề mặt không khác gì khoác lên tấm áo bảo vệ, kết hợp với màu sắc của sơn nội – ngoại thất để tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Xét về tính kinh tế: Sử dụng sơn chống thấm từ lúc xây dựng sẽ giúp công trình được bảo vệ trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, giúp gia tăng độ bền của kết cấu. Đồng thời, hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình chống thấm sau này khi công trình xảy ra sự cố bất đắc dĩ.
Quy trình bảo dưỡng sau thi công chống thấm
Lớp chống thấm sau khi quét cần được bảo dưỡng bằng nước trong ít nhất 3 ngày vào mỗi sáng -chiều, và phải cán vữa tạo dốc trong vòng 5 ngày sau đó để tạo độ dốc cho nước không ứ đọng trên bề mặt sàn.
- Nếu thi công dưới thời tiết nắng nóng, chúng ta cần dùng bao bố ướt phủ bề mặt để bảo vệ lớp chống thấm.
- Thường xuyên kiểm tra độ chắc chắn của sàn, kịp thời xử lý vết nứt và chống thấm để tránh vết nứt quá lâu sẽ gây ra thấm nước.
- Để bảo vệ lớp chống thấm, chúng ta có thể lợp tôn hoặc mái ngói hay lót gạch.
- Vệ sinh sạch sẽ để sàn thông thoáng, không bị ẩm thấp dẫn đến rong rêu gây hư hại bề mặt sàn.
- Đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để biết được thời gian đề xuất cần quét lại lớp chống thấm sàn, tránh để quá lâu gây ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.
Đối với trần nhà nói riêng và công trình nói chung, chống thấm cần được thực hiện đúng, đủ và tuân thủ kỹ thuật để vật liệu chống thấm phát huy tác dụng hiệu quả, giúp cho công trình luôn vận hành trơn tru, chất lượng.
Trong quá trình sử dụng vật liệu chống thấm hoặc xử lý chống thấm ngược trần nhà, bạn đọc có thể liên hệ với Chống thấm Việt Thái để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí các phương pháp phù hợp nhất cho công trình của mình. Hãy gọi 0904 093 533 hoặc truy cập website www.chongtham.vn để tham khảo các bài viết hữu ích hay tài liệu kỹ thuật chuẩn chỉnh, góp phần bảo vệ công trình khỏi thấm dột nhé.