Chống thấm sàn mái sao cho hiệu quả đã không còn là một câu hỏi khó trả lời. Nhưng vì sao sàn mái thấm dột hoặc thậm chí sàn mái đã chống thấm mà vẫn bị thấm dột là do đâu? Phải chăng là do thi công chống thấm không đúng quy trình, vật liệu không chất lượng, hay còn nguyên nhân nào khác. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vật liệu chống thấm sàn mái nào là hiệu quả qua bài viết sau.
Đối với một ngôi nhà, sàn là hạng mục quan trọng nhất nhì với sự xuất hiện khắp mọi ngóc ngách từ nhà vệ sinh, mái, nhà tắm, ban công… Và sàn cũng là nơi dễ xảy ra thấm dột nhất.
Đôi nét về chống thấm sàn mái
Do tác động trực tiếp của thời tiết, sàn mái là vị trí chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong công trình. Không chỉ thấm dột mà bề mặt sàn mái còn có các vết nứt, ứ đọng nước, rêu mốc…
Tình trạng thấm dột sàn mái sẽ trầm trọng hơn nếu như không xử lý triệt để. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp, mà vô cùng phổ biến từ các công trình mới xây dựng cho tới công trình đã sử dụng lâu năm. Trong bài viết hôm nay, Chống thấm Việt Thái sẽ chia sẻ cùng bạn đọc kinh nghiệm về quy trình chống thấm sàn mái và vật liệu chống thấm sàn mái phổ biển hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến thấm dột sàn mái bê tông
Sàn mái bê tông chịu ảnh hưởng thất thường của thời tiết nên dễ gặp phải tình trạng rạn nứt và thấm dột. Đặc biệt, nếu không được chống thấm, về lâu về dài, thấm dột có thể gây ra ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thấm dột sàn mái bê tông như: Chống thấm không đảm bảo chất lượng, áp dụng sai kỹ thuật vào quy trình chống thấm.
Việc lắp đặt các ống dẫn nước sai kỹ thuật cũng dẫn đến nước bị ứ đọng lâu ngày. Vì vậy, nếu không có quy trình chống thấm sàn mái chuẩn chỉnh, công trình sẽ đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường.
- Bê tông cốt thép nhanh lão hóa do bị nước thấm lâu ngày, từ đó, tuổi thọ công trình suy giảm.
- Sàn mái bị thấm dột sẽ lan đến các vị trí khác như trần nhà… Sự ẩm thấp và nấm mốc sẽ khiến công trình mất thẩm mỹ, đe dọa chất lượng cuộc sống của những người sinh sống trong gia đình.
Vì sao phải chống thấm sàn mái?
Không ai muốn phải sinh sống trong một ngôi nhà bị thấm dột, không khí ẩm mốc, khó chịu. Việc này sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng bởi các bệnh về da và hô hấp… Đó là lý do chúng ta phải chống thấm sàn mái và các hạng mục khác. Việc này cần thực hiện từ đầu để hạn chế rủi ro và chi phí sửa chữa sau này.
Một điều quan trọng nữa mà chúng ta cần quan tâm, đó là kết cấu bền vững của công trình. Nếu chúng ta không chống thấm sàn mái bằng phương pháp chống thấm phù hợp thì chắc chắn sẽ tốn kém nhiều chi phí bảo trì, sửa chữa sau này.
Hậu quả của không chống thấm sàn mái
- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Ảnh hưởng đến kết cấu, khiến tuổi thọ công trình giảm sút.
- Gây ra sự khó chịu, trơn trượt khi thấm vào.
- Tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, các vết ố loang lổ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Gây tốn kém tiền bạc, tâm lý khó chịu và ức chế.
Quy trình chống thấm sàn mái
Để chống thấm sàn mái đạt hiệu quả cao, chúng ta phải chọn được vật liệu chống thấm sàn mái chất lượng và phù hợp. Việc này sẽ giúp chúng ta có một công trình hoàn hảo mà không tốn kém tiền bạc sau này. Sau đây, Chống thấm Việt Thái sẽ giới thiệu một số vật liệu chống thấm có đặc tính bảo vệ, bám dính cao và quy trình thi công chống thấm sàn mái để bạn đọc tham khảo.
Chống thấm bằng vật liệu polyurethane – Neoproof PU W
Neoproof PU W là vật liệu chống thấm polyurethane gốc nước có độ bền cơ học, khả năng chống thấm vượt trội, phù hợp cho chống thấm sàn mái lộ thiên. Sản phẩm được sử dụng cho nhiều hạng mục mái khác nhau như mái bê tông, vữa xi măng, tấm lợp xi măng…
Đặc tính của Neoproof PU W sau khi thi công sẽ hình thành lớp màng phủ bảo vệ đàn hồi, dẻo dai, có khả năng kháng tia UV và chịu ứng suất cơ học tuyệt vời. Vì vậy, đây được coi là lựa chọn tối ưu cho việc chống thấm sàn mái.
Chống thấm sàn mái bằng vật liệu polyurethane cần lưu ý những điều sau:
- Kiểm tra thời tiết trước khi thi công để đảm bảo tránh mưa. Thông thường, lớp phủ Neoproof PU W sẽ khô se mặt sau 2 giờ – 3 giờ, khô thấu trong 24 giờ và sau 7 ngày thì toàn bộ các lớp chống thấm sẽ khô hoàn toàn. Để thời gian khô không bị ảnh hưởng thì các lớp quét chống thấm cần đảm bảo đúng định mức quy định.
- Kiểm tra các điều kiện thi công khác: Độ ẩm bề mặt phải < 4%, độ ẩm không khí < 80%.
- Định mức thi công với Neoproof PU W: Từ 1kg – 1.2kg/m2/2 lớp tiêu chuẩn bề mặt bê tông xi măng.
Dưới đây là quy trình chống thấm sử dụng vật liệu Polyurethane mà chúng ta cần nắm rõ.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt.
- Bề mặt phải sạch sẽ, không còn dầu mỡ, cát, tạp chất… và được quét lót bằng Revinex có pha thêm nước (tỷ lệ Revinex:Nước là 1:4). Tiến hành trám kín lỗ rỗng để cố định bề mặt.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt.Bước 2: Trộn vật liệu.
- Dùng máy khuấy vật liệu bên trong thùng chứa sẵn có, khuấy tốc độ chậm trong vòng 3 phút – 5 phút sao cho dung dịch đồng nhất. Không khuấy mạnh để tránh tạo bọt khí trong dung dịch. Để vật liệu nghỉ trong vòng 1 – 2 phút trước khi tiến hành thi công.
Bước 3: Thi công
- Sau khi quét lót và khuấy dung dịch, cần sử dụng dụng cụ quét hoặc lăn tối thiểu 2 lớp quét chống thấm theo hai hướng khác nhau. Lớp thứ nhất cần pha với 5% nước, quét bằng chổi hoặc phun bằng máy theo hướng cố định.
- Khi lớp quét đầu tiên còn ướt, sử dụng vải sợi không dệt Neotextile để gia cường nếu cần.
- Đợi chừng 24 giờ thì quét tiếp lớp thứ hai. Lưu ý, lớp thứ hai để nguyên chất, không pha loãng sản phẩm và quét vuông góc với lớp đầu tiên.
- Có thể thi công lớp thứ ba như bước thứ hai vừa thực hiện.
Bước 4: Dọn dẹp sau thi công
- Tẩy rửa vết bẩn bằng nước nếu chúng còn ẩm. Sử dụng nước tẩy để xử lý các vết bẩn đã khô cứng.
- Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau khi sử dụng.
Thi công chống thấm sàn mái bằng Neoproof PU W không quá phức tạp song cần lưu ý các vấn đề trên để hiệu quả chống thấm được đảm bảo.
Chống thấm bằng màng chống thấm Bitumode
Màng chống thấm bitum được ứng dụng rộng khắp các công trình nhờ độ bền cao, khả năng chống thấm hiệu quả. Màng chống thấm được sử dụng trong nhiều hạng mục như sàn mái, sân thượng, nhà vệ sinh, hay tầng hầm. Một đại diện tiêu biểu của màng chống thấm gốc bitum là màng khò nóng Bitumode.
Sau đây, Chống thấm Việt Thái sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy trình từng bước chống thấm sàn mái bằng màng khò Bitumode. Quy trình này có thể thay đổi dựa trên từng điều kiện ứng dụng và loại màng sử dụng (màng khò nóng hay màng tự dính).
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu chống thấm.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để vệ sinh bề mặt như máy chà, máy thổi chuyên dụng, chổi, con lăn.
- Chuẩn bị phụ gia xây dựng để thi công lớp lót bên cạnh các vật liệu chống thấm chính (màng khò).
Bước 2: Xử lý bề mặt.
- Dùng các dụng cụ chuyên dụng như máy đục, máy băm để dọn sạch sẽ các lớp vữa xi măng và bê tông dư thừa. Làm sao để bề mặt trước khi thi công phải bằng phẳng, sạch sẽ.
- Đục bỏ phần bám dính và làm sâu, rộng các vết nứt nhằm đảm bảo lớp chống thấm bám dính tốt.
- Đục rộng quanh miệng lỗ thoát nước nhằm tạo không gian để chất chống thấm “len lỏi” vào, giúp hiệu suất chống thấm đạt hiệu quả cao và thấm nước qua lỗ thoát nước sẽ được ngăn chặn.
- Sử dụng chổi hoặc máy thổi chuyên dụng để các bụi đất và tạp chất không còn trên bề mặt.
Bước 3: Dán màng.
- Quét lớp lót lên bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ để trám kín các lỗ rỗ, tạo sự kết dính giữa màng và bề mặt bê tông. Chờ cho lớp lót khô, tiến hành trải màng.
- Dùng đèn khò làm nóng chảy lớp dính của tấm màng rồi ấn chặt xuống nền. Quá trình khò cần diễn ra liên tục, đều tay, duy trì nhiệt độ ổn định, không đốt cố định một vị trí trên màng để tránh gây thủng. Sử dụng con lăn hoặc công cụ chuyên dụng miết mạnh lên bề mặt màng để tạo độ nhẵn mịn, giúp loại bỏ bọt khí và tạo độ kết dính.
- Tại điểm chồng mí, tiến hành khò nóng để lớp dính chảy mềm, dùng bay miết các mép cuộn màng để bám dính hiệu quả.
- Sau khi hoàn thành dán màng Bitumode, tiến hành kiểm tra bề mặt để xem còn thấm nước hay không. Nếu việc thi công đạt chất lượng, tạo lớp vữa xi măng dày 2cm – 3cm để bảo vệ bề mặt màng khỏi các tác động ngoại cảnh.
- Đối với một số công trình, có thể tiến hành ốp lát gạch chống thấm cho sàn mái hoặc sân thượng.
Thi công chống thấm bằng màng khò nóng Bitumode cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo thực hiện các bước chính xác và hiệu quả, giúp sàn mái được bảo vệ hữu hiệu.
Chống thấm sân thượng
Sân thượng là khu vực ở trên cùng, có thể dùng để ngắm cảnh, thư giãn, làm không gian thắp hương, hoặc tổ chức các hoạt động giải trí. Trong xu hướng thiết kế nhà phố hiện đại, sân thượng được xem là một không gian tuyệt vời cho chúng ta thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
Tuy vậy, với đặc điểm là nơi thường không có mái che, sân thường có thể được lát gạch, đá hoặc gỗ. Trong phần nội dùng chống thấm sân thượng, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc hai kiểu chống thấm sân thượng: Đó là chống thấm sân thượng lát gạch và chống thấm sân bê tông sân thượng.
Chống thấm sân thượng đã lát gạch
Nhiều người tường rằng, sàn sân thượng đã ốp gạch thì sẽ không bị thấm nước hoặc thấm nhẹ, không gây ảnh hưởng đến trần nhà hay chân tường tiếp giáp. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Sàn sân thượng được ốp/ lát gạch giúp bề mặt sạch đẹp, mát mẻ hơn vào mùa hè, song có những nhược điểm do khả năng chống thấm nước của gạch đỏ tương đối kém nên nước dễ dàng len lỏi sâu vào bên trong.
Do đó, sân thượng đã lát gạch vẫn phải chống thấm để ngăn ngừa tình trạng thấm dột, giúp công trình bền lâu. Vậy vì sao sân thượng đã lát gạch vẫn bị thấm? Và cách chống thấm thế nào để đạt hiệu quả nhất?
Vì sao sân thượng lát gạch bị thấm?
- Kỹ thuật thi công sai cách: Có thể do thợ thi công gắn keo dán chống thấm quá mỏng nên không tạo được chiều dày phù hợp để giảm sự co ngót của vật liệu. Ngoài ra, tay nghề thợ không đảm bảo cũng khiến việc thi công không hiệu quả và công trình sẽ nhanh bị thấm nước.
- Sử dụng sai vật liệu chống thấm: Quá trình thi công sử dụng vật liệu chống thấm không đạt chuẩn nên bề mặt gạch nhanh chóng bị co ngót và rạn nứt. Vật liệu chống thấm không đạt chất lượng khiến chất chống thấm bị lão hóa nhanh nên không phát huy khả năng ngăn nước.
- Hệ thống thoát nước sân thượng sai kỹ thuật: Lắp đặt sai kỹ thuật khiến đọng nước, độ dốc sân thượng không đủ tiêu chuẩn sẽ khiến nước mưa bị đọng và ngấm xuống trần nhà. Bên canh đó, sự co ngót không đều giữa các lớp bê tông và gạch lát dẫn đến hiện tượng tách lớp, gây ra thấm dột.
Chống thấm sân thượng lát gạch sao cho hiệu quả?
Để chống thấm sân thượng lát gạch hiệu quả, cần phải tiến hành theo đúng quy trình thi công như sau:
Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt cần làm sạch để hiệu quả chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng máy mài chuyên dụng và làm sạch bề mặt bằng máy chuyên dụng. Lưu ý không tưới nước lên bề mặt vì sẽ khiến cho bề mặt càng ẩm, gây bất lợi cho việc chống thấm.
- Trám các vị trí bị nứt, bong tróc bằng vữa chuyên dụng. Tiến hành kiểm tra độ ẩm bề mặt.
Thi công chống thấm: Sử dụng vật liệu thi công chống thấm cho sân thượng.
- Trộn vật liệu chống thấm theo đúng định mức đã hướng dẫn trên bao bì.
- Chọn thời điểm râm mát (tránh mưa gió, nắng nóng) để tiến hành thi công.
- Thi công tối thiểu 2 lớp chất chống thấm. Một số điều kiện đặc biệt có thể thi công đến 3 lớp.
Ngâm nước và nghiệm thu: Ngâm nước là bước quan trọng cuối cùng để kiểm tra tính chống thấm. Khi công trình còn sai sót thì cần xử lý ngay, tránh tốn kém chi phí sửa chữa sau này.
- Tiến hành ngâm thử nước khoảng 1 ngày sau khi hoàn thiện thi công để kiểm tra thấm nước.
- Nếu không còn trục trặc gì về thấm, tiến hành nghiệm thu và lắp đặt thiết bị trên sân thượng.
Chống thấm sân thượng lát gạch chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với chống thấm sân thượng bê tông.
Chống thấm sân thượng bê tông
Sân thượng bê tông có đặc điểm chịu nhiều tác động của nhiệt độ, nắng gió, mưa… nên dễ dàng bị thấm dột. Đặc biệt, có thể bê tông bị gãy nứt do sự thay đổi thất thường của thời tiết. Tình trạng thấm dột kéo dài sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến kết cấu của công trình…, khiến công trình xuống cấp và tuổi thọ của công trình bị rút ngắn so với công bố.
Ưu điểm của chống thấm sân thượng bê tông
Chống thấm sân thượng bê tông là yêu cầu cấp thiết của bất kỳ công trình nào để đảm bảo tuổi thọ công trình lâu dài. Nhiều vật liệu chống thấm được ứng dụng cho hạng mục này nhờ các ưu điểm sau:
- Dễ dàng thi công bằng các dụng cụ đơn giản hoặc máy phun chuyên dụng.
- Độ bền kéo và độ giãn dài cao.
- Khả năng bám dính trên các bề mặt tốt (bê tông, gạch, nhựa PVC, vữa xây…).
- Khả năng chống chịu các vết nứt nền.
- Tính năng chống thấm hoàn hảo.
- Kháng các hóa chất.
Chống thấm sân thượng bê tông sao cho hiệu quả
- Đục tẩy và vệ sinh bề mặt nền: Chuẩn bị bề mặt sạch sẽ để đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu. Dùng dụng cụ chuyên dụng để loại sạch bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt. Trám keo đối với các vết nứt lớn và gia cố lưới với chất chống thấm.
Nếu mặt sàn sân thượng quá nóng hoặc khô, cần tiến hành làm ẩm trước khi thi công chống thấm.
- Thi công chống thấm: Phủ 2 – 3 lớp chống thấm lên toàn bộ sân thượng, mỗi lớp tùy từng điều kiện thời tiết, cách nhau 6 giờ – 8 giờ và để lớp cuối cùng khô cứng sẽ cần khoảng 4 ngày. Nhiều chất chống thấm hiện nay hoàn toàn có thể giúp tăng độ bền của công trình lên đến 15 năm, chịu mài mòn và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.
- Tạo lớp bảo vệ bề mặt chống thấm: Sau khi thi công hoàn thiện và kiểm tra tính hiệu quả của chống thấm, cần tiến hành tạo lớp bảo vệ ngăn thấm. Có thể quét thêm lớp phủ chống nóng có tính năng cách nhiệt tốt, giúp nhiệt độ không gian dưới sân thường giảm đáng kể.
Vật liệu chống thấm sàn mái
Nhằm đáp ứng yêu cầu về chống thấm cho sàn mái, nhiều vật liệu chống thấm đã ra đời, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ điểm qua những ưu điểm và ứng dụng của một số vật liệu chống thấm như: Sơn chống thấm, màng chống thấm hay vật liệu chống thấm gốc Polyurethane.
Sơn chống thấm sàn bê tông
Đầu tiên phải kể đến trong các sản phẩm dùng để chống thấm sàn mái chính là sơn chống thấm – biện pháp phổ biến giúp bảo vệ và ngăn thấm nước cho sàn mái. Sơn chống thấm là hợp chất hóa học gốc nước, có tính liên kết bền vững và độ đàn hồi cao. Giá thành sử dụng sơn chống thấm phù hợp mà vẫn mang đến hiệu quả chống thấm hữu hiệu mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ vốn có của ngôi nhà.
- Ứng dụng: Chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, sân thượng đến bể bơi.
- Ưu điểm: Có khả năng ngăn nước từ bên ngoài, bịt kín các lỗ hở trên tường. Bảo vệ bề mặt tốt hơn giờ khả năng chống bám bụi, nấm mốc. Đa dạng màu sắc, giúp cho công trình bền màu hơn. Bảo vệ an toàn cho đồ dùng trong nhà.
Màng chống thấm bitum (Bitumode)
Màng chống thấm Bitumode là dòng sản phẩm màng chống thấm gốc polymer – bitum biến tính có chất lượng cao nhất hiện nay. Màng được làm từ hỗn hợp bitum và APP, được gia cố bằng sợi polyester không dệt, có khả năng bám dính tốt, chịu được nhiệt độ -2 độ C. Đồng thời, màng chống thấm Bitumode có thể được thi công đơn giản mà vẫn có khả năng chịu áp lực tốt.
- Ứng dụng: Chống thấm cho mái hiên, nhà vệ sinh, tầng hầm, bể bơi, phòng tắm…
- Ưu điểm: Dễ thi công với đặc tính cơ học cao, bám dính hoàn hảo với mọi bề mặt nền, khả năng ổn định kích thước cao và thân thiện với môi trường.
Chống thấm Polyurethane (Neoproof PU W)
Chất chống thấm Neoproof PU W là vật liệu thích hợp cho sàn mái lộ thiên. Sản phẩm được hình thành từ polyurethane gốc nước một thành phần, có khả năng chống thấm vượt trội cùng độ bền cơ học cao. Neoproof PU W khi quét chống thấm lên bề mặt sẽ tạo lớp màng phủ linh hoạt, đàn hồi, dẻo dai, có khả năng ngăn ẩm, ngăn nước, kháng tia UV mà vẫn đáp ứng tốt những yêu cầu về chịu ứng suất cơ học.
- Ứng dụng: Chống thấm cho nền sàn mái bê tông, tấm lợp xi măng hay vữa xi măng, bề mặt kim loại sau khi quét lớp lót thích hợp. Phù hợp để làm lớp chống thấm mới hoặc bảo dưỡng cho lớp chống thấm PU hoặc acrylic, đồng thời, chống thấm cho mái nhà có khả năng chống nước đọng.
- Ưu điểm: Bám dính tốt trên các bề mặt đặc chắc, giúp tăng cường độ kết dính. Dễ dàng trộn và thi công bằng cách quét, lăn hay phun, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Không gây ra lỗ rỗ trên bề mặt sau khi hoàn thiện. Có khả năng chống thấm mái có thể đi lại bên trên, phù hợp với nhiều điều kiện môi trường và nhiệt độ khác nhau. Thân thiện và giảm tác động đến môi trường. Đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ sản phẩm.
Chống thấm sàn nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh tuy chỉ là công trình phụ, song chức năng của nó lại cực kỳ quan trọng. Là khu vực tiếp xúc nhiều nước và độ ẩm, nhà vệ sinh dễ dàng xảy ra thấm dột từ trên trần, tường hoặc thậm chí nấm mốc xuất hiện cạnh các thiết bị trong nhà vệ sinh.
Thấm nhà vệ sinh khiến nhu cầu sinh hoạt cơ bản bị ảnh hưởng, vì thế, khi đối mặt, cần bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân gây thấm dột và cách thức xử lý tình trạng này.
Thông thường, có hai phương pháp có thể xử lý thấm dột từ nhà vệ sinh. Có thể đục gạch, cải tạo lại lớp chống thấm hoặc không cần đục gạch mà vẫn có thể sửa chữa.
Bằng cách nào chúng ta có thể nhận biết hoặc chắc chắn rằng, nhà vệ sinh đã bị thấm? Trước hết, cần kiểm tra hệ thống công trình để có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng thực tế. Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp chống thấm cụ thể cho các vị trí như sau:
- Cống thoát nước: Đây là vị trí dễ bị thấm dột nhất nếu thi công sai quy trình. Miệng cống không được đảm bảo sẽ khiến nước sinh hoạt ngấm dần, từ đó thấm vào hệ thống mao mạch của công trình.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh thường lát gạch để đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian này. Mặc dù vậy, cần phải kiểm tra kỹ xem độ kín khít khi lát gạch, có vị trí nào khi gõ thấy kêu “cộp cộp” hoặc có chỗ nào bị ứ đọng nước không.
- Hệ thống đường ống nước: Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đường ống nước xem có bị nứt hay rò rỉ nước hay không để đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất.
Vậy chống thấm sàn vệ sinh nhằm hướng tới lợi ích gì? Mời bạn đọc xem tiếp nội dung sau.
Hạn chế phung phí thời gian, công sức và tiền bạc
- Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng các phương pháp truyền thống trước đây cần nhiều thời gian và công sức chống thấm hơn hẳn. Đầu tiên, đục gạch và cải tạo lại lớp chống thấm, đợi đến khi lớp chống thấm quét khô hoàn toàn thì đưa vào sử dụng.
- Hiện nay, chống thấm nhà vệ sinh đã không còn phải đục gạch nữa. Quy trình diễn ra tuần tự từ làm sạch bề mặt, quét lớp chống thấm và chờ một thời gian là có thể nghiệm thu sử dụng.
- Bảo vệ kết cấu bền vững và an toàn cho sức khỏe
- Thi công cần tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, tránh gây thương tích hoặc hít nhiều bụi bặm trong một khoảng thời gian dài. Việc không nắm rõ cấu trúc của nhà vệ sinh đôi khi sẽ khiến toàn bộ cấu trúc bị sụp đổ, chi phí sửa chữa sẽ tăng cao.
- Chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch đã khắc phục tối đa hạn chế trên. Sử dụng chất chống thấm sẽ duy trì hiệu quả trong thời gian dài mà không lo nước sẽ bị thấm dột lại trong tương lai.
Giới thiệu về dịch vụ chống thấm
Chống thấm Việt Thái được biết đến hơn 20 năm qua nhờ kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công chống thấm và cung cấp vật liệu chống thấm – hóa chất xây dựng trên toàn quốc. Chúng tôi là nhà phân phối chiến lược độc quyền của hàng chục thương hiệu toàn cầu trong ngành chống thấm, trong đó phải kể đến Neotex, Lemax, Bossil, Panda, Bitunil, Bitumax, Bitumode, Vetroasfalto…
Chống thấm Việt Thái đã thi công hàng trăm công trình chống thấm lớn nhỏ nhờ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều năm công tác, xử lý chống thấm chuyên nghiệp và hiệu quả. Đặc biệt, chúng tôi đã phát triển hệ thống chuỗi Siêu thị chống thấm với gần 100 điểm bán trên khắp cả nước, góp phần tạo ra không gian để khách hàng tham quan và mua các sản phẩm của chúng tôi.
Khách hàng đến với Chống thấm Việt Thái sẽ được trải qua quy trình làm việc hiệu quả, thứ giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề chống thấm. Quy trình của chúng tôi gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Khách hàng gọi đến và chúng tôi tiếp nhận yêu cầu/ thông tin.
- Bước 2: Tư vấn trực tiếp hoặc khảo sát công trình của khách hàng.
- Bước 3: Lên phương án thi công, báo giá chi tiết và thống nhất các nội dung hợp đồng.
- Bước 4: Triển khai chống thấm/ xử lý chống thấm…
- Bước 5: Nghiệm thu công trình sau khi hoàn tất và tiến hành thủ tục thanh toán.
- Bước 6: Cung cấp chính sách bảo hành theo cam kết.
Không chỉ vậy, đến nay, Chống thấm Việt Thái gần như có thể xử lý các vấn đề liên quan đến thấm dột trong mọi hạng mục của một ngôi nhà. Dịch vụ của chúng tôi gồm:
- Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp các giải phải pháp chống thấm mới nhất.
- Chia sẻ kho hệ thống tài liệu quy trình bài bản, chuyên nghiệp.
- Chống thấm các hạng mục công trình đang xây dựng, nhà đang ở.
- Chống thấm dột toàn bộ phần mái, nhà kho, nhà xưởng, khi công nghiệp, nhà dân.
- Chống thấm các hạng mục tầng hầm, hố thang máy và bể ngầm.
- Chống thấm các hạng mục sàn mái, trần, tường, nhà vệ sinh, bể bơi, sân thượng…
Rất nhiều công trình bị giảm tuổi thọ hoặc xuống cấp do chống thấm sai quy cách hoặc không chống thấm. Điều này càng làm cho chống thấm trở thành vấn đề nan giải trong lĩnh vực xây dựng. Với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm chất lượng, tem nhãn chi tiết và hệ thống tài liệu quy trình đi kèm sẽ hỗ trợ cho khách hàng rất nhiều kiến thức quan trọng.
Xử lý chống thấm cho công trình xây dựng nói chung cần phải được thực hiện triệt để và nhanh chóng. Quá trình chống thấm nếu được triển khai ngay từ đầu sẽ giúp hạn chế các hậu quả sau này, đồng thời tăng tuổi thọ công trình và đảm bảo tính thẩm mỹ, góp phần bảo vệ công trình bền đẹp theo thời gian.