Thực tế là hiện nay là trong khi các công trình xây dựng ở nước ngoài, hạng mục chống thấm là một công đoạn không thể tách rời trong thi công thì ở Việt Nam, công tác chống thấm còn bị xem nhẹ, chưa được thực hiện bài bản, quy trình chống thấm bị cắt xén để giảm chi phí và hầu hết các công trình đều bỏ qua công đoạn quan trọng này.
Chi phí đầu tư thấp hơn nhiều lần so với việc khắc phục sự cố
Các chủ đầu tư chỉ bắt tay vào sửa chữa khi công trình đưa vào sử dụng và xảy ra hiện tượng thấm nước. Tuy nhiên, phải có khoản chi phí cho chống thấm vì khi đã bị thấm sẽ để lại hậu quả với tổn phí cao gấp nhiều lần chống thấm ban đầu”. Và chi phí ban đầu này chỉ chiếm rất nhỏ (1-2%) trên tổng trị giá công trình.
Ở Việt Nam, có những tòa chung cư cao tầng vừa được bàn giao cho các hộ gia đình sử dụng chưa bao lâu thì đã xảy ra hiện tượng tường ẩm mốc, tường bong tróc vữa, bong tróc sơn, trần thấm nước… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người dân. Khi người dân có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư cho người tới thi công, sửa chữa khắc phục sự cố. Nhưng tình trạng cũng không cải thiện được là bao. Mỗi khi trời mưa, nước mưa lại thấm qua tường vào trong nhà khiến căn nhà luôn trong tình trạng ẩm mốc, độ ẩm cao. Niềm vui sử dụng không gian mới sạch sẽ, đã nhanh chóng bị những bức tường thấm nước làm cho “ẩm mốc” rất bẩn và khó coi.
Không chỉ các chung cư mà nhiều công trình xây dựng khác như viện bảo tàng, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, sân vận động, bể bơi… cũng không tránh được tình trạng thấm nước ảnh hưởng tới mỹ quan và chất lượng sử dụng.
Đã đến lúc công tác “Phòng hơn chống” cần phải được nhận thức lại và áp dụng triệt để trong các công trình, tức là phải chống thấm công trình trước khi đưa vào hoạt động. Thay vì mỗi khi trời mưa, chúng ta đau đầu nghĩ ra phương cách che chắn thì tại sao không tăng cường sức khỏe để công trình có khả năng tự bảo vệ trước những tác động của ngoại cảnh? Có như vậy, sức khỏe công trình mới được bảo vệ và chất lượng cuộc sống của người sử dụng mới thực sự được đảm bảo.
Ngăn chặn những sự cố tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng về sau
Có thể nói, thấm dột là kẻ thù của các công trình xây dựng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thấm nước luôn là nỗi ám ảnh của mỗi công trình?
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân (Khách quan, chủ quan) dẫn tới tình trạng thấm nước các công trình.
– Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với kiểu thời tiết đặc trưng: Nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nhiệt độ chênh lệch lớn… Điều này tạo nên hiện tượng co ngót, cong vênh, giãn nở khác nhau giữa các loại vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình (trần nhà, móng, tường, tầng hầm…).
– Một công trình hoàn thành bền vững đòi hỏi sự đồng bộ của cả một quá trình từ bản vẽ thiết kế tới thi công và lắp đặt hoàn thiện. Chỉ cần một trong các công đoạn gặp sai sót sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng của cả công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, vì hạn chế trong kỹ thuật, vì sai sót trong thao tác, hoặc vì tiết kiệm giá thành mà sử dụng những vật liệu xây dựng kém chất lượng, thiếu đồng bộ, không đúng mục đích sử dụng… cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng kết cấu công trình, gây nên tình trạng thấm nước.
– Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng thấm nước vẫn diễn ra phổ biến là do thói quen trong nhận thức của người xây dựng. Chúng ta vẫn muốn xây những ngôi nhà cao tầng, khang trang, nội thất hiện đại, sẵn sàng trả tiền tỷ cho những đồ nội thất trang trí nhưng lại không hề nghĩ tới nguy cơ thấm nước của căn nhà. Hoặc nếu có, thì chống thấm chỉ là vai trò của vữa và lớp sơn ngoài. Với suy nghĩ chỉ cần lựa chọn loại vữa thật tốt, lớp sơn thật bền là chắc chắn căn nhà được bảo vệ hoàn toàn trước tác động bất thường của thời tiết. Đây không chỉ là suy nghĩ một chiều của người xây dựng, mà còn là cách nhìn chưa toàn diện của nhà sản xuất vật liệu và các chủ đầu tư.
– Với các nhà cao tầng, các chung cư, các biệt thự hay công trình nhà riêng khác điều cần nhất là phải nắm được các vị trí cần chong tham, bắt buộc phải làm triệt để và quy trình thật tốt ngay từ ban đầu. Các vị trí cần chống thấm đó là: sàn mái, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, phòng giặt đồ, tầng hầm, bể nước ăn, bể phốt, tường ngoài nhà, tường trong nhà, các vị trí tường giáp lai giữa hai nhà, chống thấm tường phía trong nhà, chân tường nhà tầng trệt.
Giải pháp chống thấm hiệu quả
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số biện pháp, quy trình cho các vị trí cần đặc biệt chú ý chống thấm một cách triệt để nhất:
Chống thấm sàn mái, sân thượng, ban công:
– Như chúng ta đã biết sàn mái, sân thượng là nơi tiếp xúc với ánh nắng hay tia cực tím nhiều nhất, việc bê tông co ngót thường xuyên nên rất dễ bị nứt gây thấm nước. Hiện tượng bê tông co ngót một cách đột ngột gây nứt thường gọi là hiện tượng sốc nhiệt bê tông.
– Vậy để chống thấm sàn mái, sân thượng một cách hiệu quả chúng ta phải sử dụng vật liệu thẩm thấu sâu trong bê tông giúp bê tông liên kết chắc, lấp kín các lỗ mao dẫn bê tông, các vết nứt nhỏ bê tông đồng thời tạo ra lớp chống thấm nước hiệu quả.
Chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm:
– Nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nước sinh hoạt thường đọng bên dưới lớp gạch lát nền nên nước thấm qua bê tông sàn nứt, hoặc cổ ống thoát sàn hay hộp kỹ thuật. Nếu nói chống thấm thì chống thấm nhà vệ sinh là một trong những vị trí quan trọng nhất cần chống thấm trong một ngôi nhà, nếu nhà đang sử dụng mà bị thấm do nhà vệ sinh thì công việc xử lý chống thấm lại vô cùng bất tiện, phức tạp và chi phí tốn kém.
Chống thấm tầng hầm, bê nước ngầm:
– Chống thấm tầng hầm hay bể nước ngầm là một trong những công việc cực kỳ phức tạp bởi độ khó và áp dụng biện pháp chuẩn ngay từ ban đầu.
– Với các tầng hầm mới thì nên xử lý chống thấm bằng các loại vật liệu ngay từ ban đầu, đặc biệt chú ý các vị trí chân mạch ngừng bê tông, khe co giãn, các vị trí này thì bên nhà thầu xây dựng nên lắp đặt băng cản nước và gioăng trương nở một cách chuẩn mực, đồng thời đổ bê tông thì nên chú ý khéo léo để tránh tình trạng lật băng cản nước hay trôi gioăng trương nở. Đồng thời với tầng hầm thì nên xử lý bằng các vật liệu hoá chất chuyên dụng chịu được áp lực ngược hay độ sụt lún của kết cấu.